Diễn Đàn Trường THPT Trần Văn Dư
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trường THPT Trần Văn Dư


 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
  *Chào Mừng  Khách viếng thăm Đã Ghé Thăm Diễn Đàn Trường Thpt Trần Văn Dư -Phú Ninh -Quảng Nam ! !..
Bạn Có Thể Truy Cập Diễn Đàn Bằng 2 Địa Chỉ: Tranvandu.tk  hoặc Tranvandu.forum-viet.com ... !
Khách viếng thăm
taolapuocmo nhắn với Dung dịch vệ sinh phụ nữ Top Queen
gửi vào lúc Sun Dec 16, 2012 6:32 pm ...
:
DUNG DỊCH VỆ SINH PHỤ NỮ TOP QUEEN
(Giúp phụ nữ chúng mình luôn hạnh phúc)


Dung dịch vệ sinh phụ nữ Top Queen dạng phun sương được chiết xuất 100% từ thiên …
Admin nhắn với »Các bạn nữ của forum
gửi vào lúc Wed Oct 19, 2011 11:37 pm ...
: Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10. Diễn đàn TVD gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới tất cả các chị em hiện đang tham gia ở diễn đàn và mọi phụ nữ trên …
MrCùi nhắn với »Tất cả thành viên
gửi vào lúc Sun Jul 31, 2011 2:10 pm ...
: Đăng nhập email với http://yahoovietnam.tk
Gửi đến :
Lời nhắn :

Share |

Người Quảng Nam!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Tác giả Thông điệp

mk@pro


mk@pro


Thông tin thành viên
Nữ
Tổng số bài gửi : 53
Được cảm ơn : 0
Ngày sinh : 21/01/1989
Tham gia : 15/10/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Phú Thịnh - Phú Ninh


Liên hệ
Người Quảng Nam! Empty


Võ Quảng

Võ Quảng
(1920-2007) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sự
nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi. Ông
cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm Don Quixote sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy từ năm 1959. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thường Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.


Cuộc đời và sự nghiệp văn chương



Ông sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920, tại xã Đại Hòa huyện Đại Lộc tỉnh
Quảng Nam. Năm 1935, trong khi đang theo học Tú tài ở Quốc học Huế, ông
tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế, năm 1939 làm tổ trưởng tổ
Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, bị chính quyền Pháp bắt giam
ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà.
Sau khi Cách mạng tháng Tám1945 nổ ra, ông được chính quyền Việt Minh
cử làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp tái chiếm Nam
Bộ, ông được cử vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến
thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1947 đến 1954, làm Hội thẩm chính trị (tức là
Phó Chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam. Thời gian này, ông cũng
có sáng tác một số tác phẩm thơ dành cho thiếu nhi.
Sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Ủy viên Ban nhi đồng Trung ương,
phụ trách văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người tham gia
sáng lập và từng giữ chức Giám đốc nxb Kim Đồng, Một thời gian sau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam. Năm 1965, ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa, năm 1971, về hội Nhà văn Việt Nam, được phân công làm chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu.
Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
Ông qua đời lúc 11 giờ 20 phút ngày 15 tháng 6 năm 2007 tại Hà Nội. Mộ phần của ông đang đặt tại nghĩa trang tỉnh Vĩnh Phúc.

Chữ ký của mk@pro


****Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bài viết này!! ****



Về Đầu Trang Go down

Người Quảng Nam!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

mk@pro


mk@pro


Thông tin thành viên
Nữ
Tổng số bài gửi : 53
Được cảm ơn : 0
Ngày sinh : 21/01/1989
Tham gia : 15/10/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Phú Thịnh - Phú Ninh


Liên hệ
Người Quảng Nam! Empty


Võ Chí Công


Võ Chí Công (sinh ngày 7 tháng 8 năm 1912) tên thật là Võ Toàn, là nhà hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam. Ông nguyên là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam (1987 - 1992), tương đương với Chủ tịch nước Việt Nam hiện nay.
Quá trình công tác


Ông sinh năm 1912 quê ở xã Tam Xuân, huyện Tam Kỳ, nay là xã Tam Xuân I, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Từ năm 1930 đến 1934, ông hoạt động trong Thanh niên Cộng sản.
Năm 1935, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và làm Bí thư chi bộ ghép, Bí thư huyện uỷ Tam Kỳ, Bí thư Tỉnh ủy Lâm thời Quảng Nam - Đà Nẵng, phụ trách các tỉnh từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Phú Yên từ 1935 đến 1943.
Năm 1943, ông bị thực dân Pháp bắt và kết án 25 năm tù, đày đi Buôn Ma Thuột.
Từ tháng 3 năm 1945, sau khi Nhật Bản đảo chính, ông ra tù về Quảng Nam, được cử làm trưởng ban khởi nghĩa, chỉ huy cướp chính quyền ở Quảng Nam-Đà nẵng.
Từ 1946 đến 1960, làm Thanh tra quân Khu V, Bí thư Ban Cán sự Đông Bắc Miên, Khu uỷ viên Khu V, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam - Đà Nẵng, Phó Bí thư Khu uỷ V.
Từ 1960, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, làm Bí thư khu uỷ Khu V.
Từ 1961 đến 1975, Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, phụ trách Bí thư khu uỷ V, Chính uỷ Quân khu V, Phó ban Đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ ở miền Nam. Ông còn là Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam, đại diện của đảng tại Mặt trận.
Từ 1976, Trúng cử đại biểu Quốc hội khoá VI, được cử giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Hải sản.
Từ tháng 12 năm 1976, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Trưởng ban Cải tạo nông nghiệp miền Nam.
Từ tháng 4 năm 1981, trúng cử Đại biểu Quốc hội khoá 7, được cử làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V
(3/1982) được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp
hành bầu vào Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, được phân công làm
Thường trực Ban Bí thư.
Từ tháng 6 năm 1986, ông được phân
công giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tại Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI (12/1986), được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và
được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
Từ tháng 4 năm 1987 đến năm 1991: Trúng cử đại biểu Quốc hội khoá 8 và được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng.
Từ tháng 6 năm 1991 đến tháng 12 năm 1997: là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Ông đã được nhà nước trao tặng Huân chương Sao vàng năm 1992.

Chữ ký của mk@pro


****Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bài viết này!! ****



Về Đầu Trang Go down

Người Quảng Nam!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

mk@pro


mk@pro


Thông tin thành viên
Nữ
Tổng số bài gửi : 53
Được cảm ơn : 0
Ngày sinh : 21/01/1989
Tham gia : 15/10/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Phú Thịnh - Phú Ninh


Liên hệ
Người Quảng Nam! Empty


Vũ Đức Sao Biển (1948-), tên thật: Vũ Hợi, là nhạc sĩ, nhà vănnhà báo Việt Nam. Ngoài bút danh Vũ Đức Sao Biển, ông còn dùng bút danh: Đồ Bì, Đinh Ba, Mạc Đại khi viết phiếm luận.

Nguyễn Nhật Ánh là tên và cũng là bút danh của một nhà văn Việt Nam chuyên viết cho tuổi mới lớn. Ông sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại huyện Thăng Bình, Quảng Nam.

Chữ ký của mk@pro


****Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bài viết này!! ****



Về Đầu Trang Go down

Người Quảng Nam!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

mk@pro


mk@pro


Thông tin thành viên
Nữ
Tổng số bài gửi : 53
Được cảm ơn : 0
Ngày sinh : 21/01/1989
Tham gia : 15/10/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Phú Thịnh - Phú Ninh


Liên hệ
Người Quảng Nam! Empty


Bùi Giáng (1926-1998), là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học của Việt Nam. Các bút danh khác của ông là: Trung
niên thi sĩ, Thi sĩ đười ươi, Brigitte Giáng, Giáng Moroe, Bùi Bán Dùi,
Bùi Bàn Dúi, Bùi Tồn Lưu, Bùi Tồn Lê, Bùi Bê Bối, Bùi Văn Chiêu Lỳ
...Ông nổi tiếng từ năm 1962 với tập thơ Mưa nguồn.


Hoàng Đạo (1907-1948), tên thật: Nguyễn Tường Long, là một nhà văn Việt Nam, trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Ngoài bút danh Hoàng Đạo, ông còn có những bút danh khác: Tứ Ly, Tường Minh.

Hoàng Tụy (1927-) là một giáo sư, nhà toán học tiêu biểu của Việt Nam. Cùng với Giáo sư Lê Văn Thiêm, ông là một trong hai người tiên phong trong việc xây dựng ngành Toán học của Việt Nam. Hoàng Tụy được coi là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục (Global Optimization) trong Toán học Ứng dụng.
Không chỉ là một nhà Toán học, Hoàng Tụy cũng có nhiều đóng góp cho giáo dục Việt Nam.Ông sinh ngày 17 tháng 12 năm 1927 tại Xuân Đài, Điện Bàn, Quảng Nam, là cháu nội của cụ Hoàng Văn Bảng, đỗ Cử nhân và từng giữ chức Án sát sứ nhiều tỉnh như: Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Nam, Hà Tĩnh. Cụ chính là em ruột của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu[1]. Thân phụ của ông là ông Hoàng Kỵ, từng làm quan dưới thời Duy Tân, Khải Định,
được thăng chức Thị Giảng học sĩ. Các anh em ông có 7 người đỗ đạt thì 5
người làm giáo sư đại học như Hoàng Phê (ngôn ngữ học), Hoàng Quý (vật
lý), Hoàng Kiệt (mỹ thuật), Hoàng Tụy và Hoàng Chúng (toán học)…
Tuy vậy, năm ông lên bốn tuổi thì thân phụ quan đời. Thân phụ làm
quan thanh liêm, nên gia đình túng bấn lại đông anh em nên tuổi thơ của
ông rất vất vả, tuy nhiên đều giữ nếp nhà trong việc học hành. Giỏi văn
học Pháp, nhưng ngay từ thời trung học, Hoàng Tụy đã bộc lộ thiên hướng
toán học. "Nhảy cóc" hai lớp, là thí sinh tự do, tháng 5 năm 1946, ông đỗ kỳ thi tú tài phần một và bốn tháng sau đó, đỗ đầu tú tài toàn phần ban toán tại Huế. Ông theo học Đại học Khoa học ở Hà Nội nhưng bỏ dở. Sau đó ông được mời dạy toán tại trường trung học Lê Khiết ở Liên khu V.
Hoàng Diệu (1829 - 1882) là một quan nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, người đã quyết tử bảo vệ thành Hà Nội khi Pháp tấn công năm 1882,Hoàng Diệu tên thật là Hoàng Kim Tích, sau mới đổi là Hoàng Diệu, tự là Quang Viễn, hiệu Tỉnh Trai. Ông sinh ngày 10 tháng 2 năm Mậu Tý (1829), trong một gia đình có truyền thống nho giáo tại làng Xuân Đài, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam (nay là huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam[1]).
Gia đình ông có 7 anh em và họ đều nổi tiếng là những người thông minh
trong vùng. Sử chép rằng gia đình Hoàng Diệu có một người đỗ phó bảng, ba người đỗ cử nhân, hai người tú tài trong các kỳ thi dưới thời vua Tự Đức. Một trong những hậu duệ của ông hiện tại là nhà toán học Hoàng Tụy.


Hoàng Phê (ngày 5 tháng 7 năm Kỷ Mùi, 1919 - 29 tháng 1 năm Ất Dậu, 2005) là một nhà từ điển học, chuyên gia về chính tả tiếng Việt.Hoàng Phê sinh tại làng Bảo An, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam nay là xã Điện Quang, Điện Bàn, Quảng Nam. Cháu đời thứ 11 của Tổng đốc Hoàng Diệu.Thuở thiếu thời, ông học tại quê nhà rồi theo học ở Hội An, Huế, Sài Gòn.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, ông tham gia kháng chiến chống Pháp ở
Hà Nội, Việt Bắc. Sau năm 1954, ông làm cán bộ nghiên cứu ở Viện Ngôn ngữ học, và tạp chí Ngôn ngữ học, giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Hà Nội.


Huỳnh Thúc Kháng hay Hoàng Thúc Kháng[1] (chữ Hán: 黃叔沆[2], tự Giới Sanh, hiệu là Mính Viên (茗園, Vườn chè) hay đôi khi được viết là Minh Viên; 18761947) là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng của Quảng Nam. Người Việt Nam thường nhắc đến ông với một tên gọi gần gũi: "cụ Huỳnh". Huỳnh Thúc Kháng đỗ thủ khoa của kỳ thi hương năm 1900 (Canh Tý), được xưng tụng là một trong Thập Ngũ Phụng Tề Phi của đất Quảng Nam xưa.Ông sinh ngày 1 tháng 10 năm 1876, là người làng Thạnh Bình, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Thuở nhỏ, ông có tên là Huỳnh Hanh, 8 tuổi bắt đầu theo học Nho học, đến năm 13 tuổi đã văn hay chữ tốt. Năm Canh Tý (1900), ông dự thi Hương và đậu Giải nguyên. Ông nổi tiếng ở kinh đô Huế, sánh cùng Trần Quý Cáp, Phạm Liệu. Năm Giáp Thìn (1904), ông đỗ Tiến sĩ. Ông cùng với Phan Bội Châu, Phan Châu TrinhTrần Quí Cáp là những nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân. Vì lý do đó, ông bị bắt trong năm Mậu Thân (1908), rồi bị đày ở Côn Đảo suốt 13 năm (1908-1921) mới được trả tự do.
Năm 1926, ông đắc cử dân biểu rồi được cử làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kì. Trong ba năm hoạt động ở Viện, ông cương quyết tranh đấu trong nghị trường, rồi nhân việc chống lại Khâm sứ Pháp Jabouille, ông từ chức. Năm 1927, ông sáng lập tờ báo Tiếng Dân,[3] làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo này tại Huế cho đến khi tờ báo này bị đình bản (1943).
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ông ra tham gia nội các Chính phủ Liên hiệp lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Năm 1946, khi Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, Huỳnh Thúc Kháng được cử làm quyền Chủ tịch nước. Thời gian này ông còn là chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Liên Việt).
Cuối năm 1946, ông là đặc phái viên của chính phủ vào cơ quan Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Trung Bộ tại Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
Ngày 21 tháng 4 năm 1947,
ông lâm bệnh nặng và mất tại gia đình chị Võ Thị Tuyết, thôn Phú Bình,
xã Hành Phong, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Làm theo tâm nguyện
của cụ, nhân dân đã an táng cụ trên đỉnh núi Thiên Ấn. Nơi đây là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi – "Thiên Ấn niên hà" (Ấn trời đóng xuống sông).
Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng tại xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước
vẫn còn lưu giữ nhiều kỷ vật có giá trị, được một người cháu nuôi trong
dòng tộc bảo quản.

La Hối (chữ Hán: 羅開; 19201945) là một nhạc sĩ Việt Nam, chiến sĩ chống phát xít Nhật, tác giả nhạc phẩm nổi tiếng Xuân và tuổi trẻ.
Tiểu sử

La Hối sinh năm 1920 tại Hội An (Quảng Nam) trong một gia đình gốc Quảng Đông (Trung Quốc) đã định cư nhiều đời tại Việt Nam. Ngay từ nhỏ ông đã thể hiện năng khiếu về âm nhạc. Trong những năm 19361938 La Hối học ở Sài Gòn, thời gian này ông có dịp học hỏi, trau dồi âm nhạc cổ điển phương Tây.
Năm 1939, La Hối và các bạn thành lập Hội yêu Nhạc (Société Philharmonique), ông làm hội trưởng. Một số nhạc sĩ nổi tiếng bây giờ như Dương Minh Ninh (tác giả ca khúc Gấm vàng), Lê Trọng Nguyễn (tác giả Nắng chiều), Lan Đài (tác giả Chiều tưởng nhớ)... đã từng được ông hướng dẫn âm nhạc.
Năm 1945 La Hối gia nhập và trở thành một trong những người lãnh đạo một tổ chức chống phát xít Nhật.
Ông cùng các đồng chí in truyền đơn, nổ bom, phá đường, phá cầu, tập
kích quân đội Nhật. Tháng 5 năm 1945, La Hối và 10 đồng chí bị hiến binh Nhật
bắt. Sau khi bị tra tấn tàn nhẫn tất cả bị xử bắn chôn chung một mộ tại
chân núi Phước Tường, nay đã được cải táng về Nghĩa trang Chống phát
xít Nhật ở Hội An(?). Khi ấy ông vừa mới 25 tuổi.
Nhạc phẩm Xuân và tuổi trẻ của ông vốn do Diệp Truyền Hoa đặt lời tiếng Hoa. Sau khi ông mất, nhà thơ Thế Lữ đến Quảng Nam, biết được gương hy sinh dũng cảm của ông, đã xúc động mà đặt lời Việt cho ca khúc. Ngoài Xuân và tuổi trẻ La Hối còn một ca khúc khác là Xuân sắc quê hương.

Lê Trọng Nguyễn (1926-2004) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng, tác giả ca khúc Nắng chiều.
Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn sinh ngày 1 tháng 5 năm 1926 tại Điện Bàn, Quảng Nam.

Ông từng học ở Hà Nội trong khoảng 1942 đến 1945, thời gian đó ông có làm bạn với nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát. Trước 1954, Lê Trọng Nguyễn từng phụ trách âm nhạc cho toàn thể Liên khu Năm (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên), nhưng sau đó ông rời bỏ và về cư trú tại Hội An.
Lê Trọng Nguyễn có dạy âm nhạc tại trường trung học Nguyễn Duy Hiệu.
Sau khi theo học hàm thụ trường École Universelle của Pháp, ông tốt
nghiệp và trở thành hội viên của SACEM - Hội Nhạc sĩ Pháp (La Société des auteurs, compositeurs et éditeurs de musique) với một số tác phẩm, trong đó được biết đến nhiều hơn cả là bản Sóng Đà giang (Đà giang trong bài hát là dòng sông Thu BồnQuảng Nam)

Chữ ký của mk@pro


****Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bài viết này!! ****



Về Đầu Trang Go down

Người Quảng Nam!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

mk@pro


mk@pro


Thông tin thành viên
Nữ
Tổng số bài gửi : 53
Được cảm ơn : 0
Ngày sinh : 21/01/1989
Tham gia : 15/10/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Phú Thịnh - Phú Ninh


Liên hệ
Người Quảng Nam! Empty


Hoài Linh (sinh năm 1969 tại Cam Ranh, Khánh Hòa, quê quán Đại Lộc, Quảng Nam) là một diễn viên hài kịch nổi tiếng người Việt. Hoài Linh là danh hài đạt được nhiều giải thưởng như Cù Nèo Vàng, Mai Vàng và diễn cho sân khấu Nụ Cười Mới và các sân khấu ở hải ngoại. Anh là bạn diễn lâu năm và ăn ý với nghệ sĩ hài Chí Tài.Hoài Linh có một tuổi thơ khốn khó. Hoài Linh, tên đầy đủ là Võ Nguyễn Hoài Linh sinh ngày 18 tháng 12 năm 1969 tại Cam Ranh trong một gia đình có tất cả 6 người con (ba trai, ba gái) và anh là con thứ ba và là con trai trưởng trong gia đình. Cha mẹ anh quê ở Đại Lộc, Quảng Nam. Ngoài một người chị cả đã có gia đình còn ở lại Việt Nam, gia đình anh đã sang Hoa Kỳ theo diện HO vào năm 1995 vì trước đó cha anh phục vụ trong lực lượng Đặc Biệt với chức vụ đại uý, bị tù cải tạo 6 năm tại (Biên Hòa), cho đến năm 1982 mới được tha về. Mẹ anh điều hành một nhà hộ sinh tư ở Cam Ranh. Hoài Linh sống ở Cam Ranh cho đến năm 1975 sau đó theo gia đình di tản vào (Dầu Giây), anh học hết bậc trung học ở trường phổ thông trung học Thống Nhất A (Trảng Bom). Vào năm 1988, gia đình anh trở về Cam Ranh để lo thủ tục xin hoàn lại nhà cửa bị tịch thu, sau đó vào Thành phố Hồ Chí Minh năm 1992 cho đến ngày sang Hoa Kỳ cuối năm 1993. Trong thời gian này Hoài Linh gia nhập đoàn ca múa nhạc Ponaga, sau đó theo học tại trường múa chuyên tu (tu nghiệp chuyên môn) cho đến năm 1990 lại quay về với đoàn múa.

[u]

Chữ ký của mk@pro


****Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bài viết này!! ****



Về Đầu Trang Go down

Người Quảng Nam!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

mk@pro


mk@pro


Thông tin thành viên
Nữ
Tổng số bài gửi : 53
Được cảm ơn : 0
Ngày sinh : 21/01/1989
Tham gia : 15/10/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Phú Thịnh - Phú Ninh


Liên hệ
Người Quảng Nam! Empty


Trần Văn Dư (1839-1885), còn có tên là Trần Ngọc Dư hay Trần Dư, hiệu là Hoán Nhược; là quan nhà Nguyễn và là thủ lĩnh Nghĩa hội Quảng Nam trong phong trào Cần Vương tại Việt Nam.

Trần Văn Dư sinh 15 tháng 11 năm Kỷ Hợi (31 tháng 12 năm 1839), tại làng An Mỹ Tây, phủ Hà Đông (nay là thôn An Thọ, xã Tam An, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam.

Cha ông là Trần Văn Đợi, một nhà nho nghèo, nhân hậu.

Năm 19 tuổi (1858), ông đỗ tú tài. Năm 1868, ông đỗ cử nhân. Năm Ất Hợi (1875), ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ, cùng khoa với Hoàng giáp Phạm Như Xương, người cùng tỉnh.

Năm Tự Đức thứ 29 (1876), ông được bổ làm sơ khảo trường thi Bình Định, rồi lần lượt trải chức: Hành tẩu viện Cơ mật, Thừa biện bộ Lại, Tri phủ Ninh Giang, Tri phủ Quảng Oai (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội) năm 1878. Ở đây, ông bí mật liên lạc với các sĩ phu yêu nước, hợp tác với lực lượng của Hoàng Kế Viêm cùng mưu việc đánh Pháp.

Năm 1880, ông được triệu về Huế làm Hàn lâm viện Thị độc, sung chức Giáo tập tại Dục Đức đường, Chánh Mông đường (tức lo việc dạy học cho vua Dục Đức và Đồng Khánh khi hai ông này chưa lên ngôi).

Năm 1882, ông làm Án sát sứ đạo An Tĩnh. Sau, cải thụ Biện lý bộ Lại, được phong Hồng lô Tự khanh, rồi Trung thuận Đại phu.

Năm 1884, ông được cử làm Thương bạc Sự vụ. Năm 1884, đời vua Kiến Phúc, ông giữ chức Sơn phòng sứ Quảng Nam.

Tháng 5 năm Ất Dậu (tháng 7 năm 1885), cuộc phản công của phe chủ chiến ở Kinh thành Huế thất bại, Phụ chính Tôn Thất Thuyết phải phò vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị, xuống dụ Cần vương (13 tháng 7 năm 1885).

Hưởng ứng dụ Cần Vương, ông cùng với Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến, Tiểu La Nguyễn Thành... thành lập Nghĩa hội Quảng Nam do ông làm Thủ hội.

Ngày 6 tháng 8 năm Ất Dậu (19 tháng 9 năm 1885), Khâm sứ Pháp ở Huế đưa Nguyễn Phúc Ưng Kỷ lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Đồng Khánh. Chủ trương thân Pháp, triều Nguyễn liều cử Nguyễn Đình Tựu đến thay thế Trần Văn Dư, và điều ông vào làm Bố chánh tỉnh Quảng Ngãi.

Không nhận chức việc mới, tháng 7 năm Ất Dậu (8 năm 1885), ông thay mặt Nghĩa hội ra bản cáo thị kêu gọi toàn dân trong tỉnh đứng lên chống Pháp.

Ngày 4 tháng 9 năm 1885, ông cùng Nguyễn Duy Hiệu, Tiểu La Nguyễn Thành, Phan Bá Phiến, Nguyễn Hanh...chia quân ra làm nhiều cánh rồi cùng tiến đánh thành tỉnh La Qua (còn gọi là La Thành, tức thành tỉnh Quảng Nam), buộc Bố chánh Bùi Tiến Tiên, Tuần phủ Nguyễn Ngoạn phải dẫn quân rút chạy.

Làm chủ được 20 ngày, đến ngày 25 tháng 9 năm 1885, thì quân thủy bộ của Pháp cùng quân Nam triều dưới quyền chỉ huy của tướng Shants mở cuộc tái chiếm. Trước lực lượng đông đảo và vũ khí tối tân của đối phương, Trần Văn Dư cùng Nguyễn Duy Hiệu quyết định rút đại bộ phận về căn cứ Sơn phòng Dương Yên.

Liên quân tiếp tục truy kích, đến tháng 10 năm 1885, thì các căn cứ của Nghĩa hội ở Đại Lộc, Quế Sơn, Tam Kỳ, Dương Yên, An Lâm, Đại Đồng... lần lượt bị vây đánh và thất thủ.

Trước tình thế nguy ngập đó, bộ chỉ huy Nghĩa hội bàn nhau chọn kế "giải binh quy điền" để bảo toàn lực lượng. Tháng 12 năm 1885, Trần Văn Dư giao quyền Thủ hội cho Nguyễn Duy Hiệu để ra Huế gặp vua Đồng Khánh (từng là học trò của ông), nhằm tìm ra một giải pháp.

Dọc đường, ông bị quyền Tổng đốc Quảng Nam Châu Đình Kế bắt giữ và báo với quân Pháp. Bất khuất, ông mắng chửi Tổng đốc Kế. Căm tức, viên quan này đã mượn tay quân Pháp để giết chết ông[1] tại góc thành La Qua ngày 13 tháng 12 năm 1885.

Chữ ký của mk@pro


****Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bài viết này!! ****



Về Đầu Trang Go down

Người Quảng Nam!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

mk@pro


mk@pro


Thông tin thành viên
Nữ
Tổng số bài gửi : 53
Được cảm ơn : 0
Ngày sinh : 21/01/1989
Tham gia : 15/10/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Phú Thịnh - Phú Ninh


Liên hệ
Người Quảng Nam! Empty


Trần Cao Vân (sinh 1866 - mất 1916) là một trong những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp tại Trung kỳ Việt Nam, do Việt Nam Quang Phục Hội chủ xướng. Ông sinh năm Bính Dần (1866) tại làng Tư Phú, tổng Đa Hòa, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông tên thật là Trần Công Thọ, lúc lớn lên từng học và đi thi lấy tên là Trần Cao Đệ, lúc vào chùa lấy pháp danh là Như Ý, khi ra hoạt động cách mạng đổi tên là Trần Cao Vân, biệt hiệu là Hồng Việt và Chánh Minh, còn có biệt danh là Bạch Sĩ. Ông lãnh đạo khởi nghĩa cùng vua Duy Tân và Thái Phiên năm 1916 và có thời gian hoạt động tại Phú Yên. Cuộc khởi nghĩa thất bại (do bị lộ kế hoạch khởi nghĩa), ông bị chém cùng với Thái Phiên và một số người khác. Vua Duy Tân thì bị bắt đi lưu đày ở đảo Réunion nằm giữa Ấn Độ Dương, nơi cha là vua Thành Thái cũng bị lưu đày.





Phan Thanh (1 tháng 6 năm 1908 - 1 tháng 5 năm 1939) là chính khách, nhà giáo, nhà báo Việt Nam. Ông là đảng viên Đảng Xã hội Pháp (S.F.I.O), dân biểu của Viện Dân biểu Trung Kỳ, thành viên Đại Hội đồng Kinh tế Tài chính Đông Dương và thành viên của Hội đồng Thành phố Hà Nội.Phan Thanh chào đời ngày 1 tháng 6 năm 1908 tại làng Bảo An, tổng Đa Hòa, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Đây là một làng nhỏ bên bờ sông Thu Bồn, cách Đà Nẵng gần 40km về phía nam, là một trong 24 làng cũ thuộc vùng Gò Nổi[1]. Phan Thanh là thành viên trong gia tộc họ Phan, phái nhì, đời thứ 13, cùng đời với Phan Thành Tài. Ông nội ông là Cử nhân Phan Khắc Nhu, cha là nhà Nho Phan Định (1868-1929) (thường gọi Biện Chín), bác ruột là Phó bảng Phan Trân (cha của nhà văn Phan Khôi). Mẹ ông là Lê Thị Tiếu, con gái của Cử nhân Lê Đăng Cung; cậu là học giả Sở Cuồng Lê Dư




Thạch Lam (1910[1]-1942) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng thuộc nhóm Tự Lực văn đoàn. Ông cũng là em ruột của 2 nhà văn khác nổi tiếng trong nhóm Tự Lực văn đoàn là Nhất Linh và Hoàng Đạo. Ngoài bút danh Thạch Lam, ông còn có các bút danh là Việt Sinh, Thiện Sỹ.

Thạch Lam sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội, nhưng nguyên quán ở làng Cẩm Phô, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam). Cha ông là Nguyễn Tường Nhu (1881-1918), thông thạo chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông phán Tòa sứ nên thường được gọi là Thông Nhu hay Phán Nhu. Mẹ là bà Lê Thị Sâm[2], con gái cả ông Lê Quang Thuật (tục gọi Quản Thuật), người gốc Huế đã ba đời ra Bắc, làm quan võ ở Cẩm Giàng cùng thời với Huyện Giám (ông nội Thạch Lam).

Thạch Lam là người con thứ 6 trong gia đình 7 người con (6 trai, 1 gái): Tường Thụy, Tường Cẩm, Tường Tam, Tường Long, Thị Thế, Tường Vinh và Tường Bách. Trừ người anh cả Nguyễn Tường Thụy làm công chức, những người còn lại đều đã ít nhiều dự vào nghiệp văn chương, trong số đó, nổi bật là Tường Tam (Nhất Linh), Tường Long (Hoàng Đạo) và Tường Vinh (Thạch Lam).

Nguyên tên ban đầu của ông do cha mẹ đặt là Nguyễn Tường Sáu, vì ông là con thứ sáu trong nhà. Khi bắt đầu đi học ở trường huyện Cẩm Giàng (Hải Dương), bố mẹ ông làm lại khai sinh cho con là Nguyễn Tường Vinh. Đến năm Thạch Lam 15 tuổi, thấy mình học chậm, cần tăng thêm tuổi để học "nhảy" 4 năm, ông làm lại khai sinh lần nữa, thành Nguyễn Tường Lân




Nguyễn Tường Tam (chữ Hán: 阮祥叄; 1905-1963) là một nhà văn, nhà báo với bút danh Nhất Linh (壹零), Đông Sơn (khi vẽ) và cũng là chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam trong thế kỷ 20.

Nhất Linh từng là chủ bút những tờ báo lớn như Phong Hóa, Ngày Nay... Ông là người thành lập Tự Lực Văn Đoàn và là cây bút chính của nhóm, để lại nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như Đoạn tuyệt, Bướm trắng, Đời mưa gió. Nguyễn Tường Tam là người sáng lập Đại Việt Dân chính đảng và từng làm Bí thư trưởng của Việt Nam Quốc dân Đảng (khi Đại Việt Dân Chính đảng hợp nhất với Việt Nam Quốc dân đảng và Đại Việt Quốc dân đảng) và giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến.


Nguyễn Thị Bình (1927-), là một nữ chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam. Bà nổi tiếng trên thế giới khi giữ cương vị Trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị 4 bên về hòa bình cho Việt Nam tại Paris trong giai đoạn 1968-1973. Bà là 1 trong những người đại diện các bên ký hiệp định Paris năm 1973 và là người phụ nữ duy nhất đặt bút kí vào Hiệp định. Bà cũng từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước Việt Nam từ 1992 đến 2002.

Bà tên thật là Nguyễn Châu Sa hay Nguyễn Thị Châu Sa[1], sinh ngày 26 tháng 5 năm 1927 tại tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Tuy nhiên, nguyên quán của thân phụ bà là ông Nguyễn Đồng Hợi, lại ở Điện Bàn, Quảng Nam. Thân mẫu bà là bà Phan Thị Châu Lan (tục gọi là cô Mè, 1904-1944), là người con gái thứ hai của nhà chí sĩ Phan Chu Trinh.

Thân phụ của bà là từng làm tham tá công chánh (Agent technique) thời Pháp thuộc, làm công tác họa đồ (nên ông còn được gọi là Họa đồ Hợi) nên thuở nhỏ gia đình bà cư trú tại Phnom Penh, Campuchia, do đó bà được cho ăn học ở một trường nổi tiếng ở Đông Dương thời bấy giờ tại Phnom Penh là trường Lycée Sisowath. Bà được học tiếng Pháp ở đây cho hết tú tài I, và học rất khá.

Năm 1944, thân mẫu bà qua đời lúc bà mới 17 tuổi, bà theo gia đình trở về nước và bắt đầu tham gia các hoạt động yêu nước trong phong trào sinh viên học sinh như cứu tế và cướp chính quyền tại Sài Gòn. Sau khi Pháp tái chiếm Nam Bộ cuối năm 1945, thân phụ bà ra chiến khu theo lời kêu gọi của Ủy ban hành chánh kháng chiến Nam Bộ. Riêng bà ở lại để chăm sóc các em, vừa hoạt động bí mật cho phong trào Việt Minh khối sinh viên học sinh và phụ nữ. Lúc này, bà lấy bí danh là Yến Sa . Năm 1948, bà được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương . Năm 1951, bà bị thực dân Pháp bắt giam và bị tra khảo tại bót Catinat, sau đó bị giam ở Khám Lớn rồi nhà lao Chí Hòa (1951-1953).

Năm 1954, bà ra tù và tham gia luôn vào phong trào hoà bình đòi thi hành Hiệp định Genève. Năm 1955, bà được điều ra Bắc tập kết và được đào tạo thêm theo chương trình bồi dưỡng cán bộ đặc biệt.



Nguyên Ngọc (5 tháng 9 năm 1932 – ) tên thật là Nguyễn Ngọc Báu, bút danh khác là Nguyễn Trung Thành. Ông là nhà văn, nhà báo, tổng biên tập, dịch giả, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục Việt Nam.

Ông quê ở xã Bình Triều huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Năm 1950, khi đang học trung học chuyên khoa (nay là trung học phổ thông), ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam, chủ yếu hoạt động ở Tây Nguyên – chiến trường chính của Liên khu V bấy giờ. Sau một thời gian ở đơn vị chiến đấu, ông làm phóng viên báo Quân đội nhân dân liên khu V và lấy bút danh Nguyên Ngọc. Sau Hiệp định Genève, ông tập kết ra Bắc. Ông viết tiểu thuyết Đất nước đứng lên, kể về cuộc kháng chiến chống Pháp của người Ba Na, tiêu biểu là anh hùng Núp và dân làng Kông-Hoa, dưa trên câu chuyện có thật của Đinh Núp. Sau này cuốn truyện được dựng thành phim.

Năm 1962 ông trở lại miền Nam, lấy tên là Nguyễn Trung Thành, hoạt động ở khu V, là chủ tịch chi hội Văn nghệ giải phóng miền Trung Trung Bộ, phụ trách Tạp chí Văn nghệ quân giải phóng của quân khu V. Thời gian này ông sáng tác truyện Rừng xà nu. Trong cả hai cuộc kháng chiến, ông gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên, là đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông là bạn và dành nhiều tình cảm trân trọng đối với Nguyễn Thi, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải.

Sau chiến tranh ông có thời gian làm Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ. Trong thời kỳ Đổi Mới và phong trào Cởi Mở ông đã có những đổi mới quan trọng về nội dung tư tưởng của tờ báo và được coi là người có công phát hiện, nâng đỡ nhiều nhà văn tên tuổi sau này như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Phạm Thị Hoài... Tuy nhiên, sau đó báo Văn nghệ bị chính thức phê phán là "chệch hướng" và Nguyên Ngọc đã thôi chức Tổng biên tập để thay thế bằng Hữu Thỉnh.

Sau thời kỳ làm báo, ông tham gia tích cực trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và chấn hưng giáo dục Việt Nam. Ông đã dịch một số tác phẩm lý luận văn học như Độ không của lối viết (Rolland Barthes), Nghệ thuật tiểu thuyết (Milan Kundera), tác phẩm của Jean-Paul Sartre, Jacques Dournes...

Được xem là một chuyên gia về Tây Nguyên, trong buổi hội thảo vào Tháng Tư, 2009 về vấn đề khai thác bauxite ở Việt Nam, ông cho biết ý kiến chưa đồng tình với chính sách của chính phủ


Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ (1904 - 2010) sinh tại thôn Thanh Quýt 2, xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Bà có chồng, 9 người con trai, 1 con rể[1] và 2 cháu ngoại[2] là liệt sĩ, là người mẹ có nhiều con cháu hy sinh nhất trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ kéo dài gần 30 năm (từ năm 1948 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975)[3][4]. Bà trở thành bà mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu, được lấy làm nguyên mẫu xây dựng tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh Quảng Nam trong dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Thương binh-Liệt sỹ[5]. Bà mất vào lúc 01 giờ 40 phút sáng ngày 10 tháng 12 năm 2010 tại Đà Nẵng.


Phạm Như Xương
là một vị quan triều Nguyễn. Ông sinh năm 1844 tại Quảng Nam, không rõ năm mất(có tài liệu cho rằng ông mất năm 1919), tự là Phồn Sinh. Năm 25 tuổi,ông đỗ cử nhân, đến năm 32 tuổi ông đỗ Tiến sĩ (Đình nguyên Hoàng giáp)vào năm Ất Hợi 1875, ông là một trong sáu người được mệnh danh là"Lục phụng bất tề phi" của Quảng Nam gồm:Phạm Phú Thứ(Tiến sĩ), Phan Châu Trinh, Nguyễn Duy Hiệu(Phó bảng), Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng(Tiến sĩ)Phạm Như Xuơng(Hoàng Giáp),trong lịch sử khoa bảng tỉnh Quảng Nam ông là người đỗ cao nhất(Đình nguyên Hoàng giáp). Ông làm quan ở bộ, viện, nội các,làm Bố chánh ở Phú Yên rồi cáo quan về hưu.Ông chính là người đã làm quan chủ khảo trong cuộc thi có Phan Bội Châu dự thi và ông đã đánh giá rất cao về tài năng của Phan Bội Châu.Về sau Phạm Như Xương chiêu tập nghĩa quân chống Pháp ở Bình Thuận, Phú Yên. Nghĩa quân tan rã, ông và gia quyến bị bắt giải về kinh sư. Nhưng sau ông được ân xá, được trở lại làm quan ở Thanh-Nghệ-Tĩnh. Một thời gian sau ông cáo quan về hưu.Các con của ông có những người tham gia vào các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp vào đầu thế kỉ 20 như Phạm Như Giáp,Phạm Như Đỉnh ,Phạm Như Chương...Bản thân ông cũng là cố vấn của tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội do Phan Bội Châu lãnh đạo.

Phạm Như Xương được khắc tên ở bia Tiến sĩ tại Văn Miếu(Huế)nhưng vì tham gia chống Pháp ông bị đục tên khỏi bia Tiến sĩ.Hiện nay, ở Quảng Nam có một ngôi trường tiểu học mang tên ông và ở Đà Nẵng cũng có một con đường mang tên ông. Ông là một vị quan nhưng đồng thời cũng là tác giả của nhiều bài văn thơ nhưng nay đã thất lạc (vì năm 1916 con trai ông tham gia khởi nghĩa Duy Tân nên sách vở bị tịch thu) chỉ còn Hịch Văn Thân Quảng Nam viết vào những năm đầu phong trào Nghĩa Hội Quảng Nam do Trần Văn Dư và Nguyễn Duy Hiệu phát động năm 1885.



Phan Huỳnh Điểu (1924-) là một nhạc sĩ Việt Nam. Phần lớn các ca khúc của Phan Huỳnh Điểu là nhạc đỏ, nhưng ông cũng có một số sáng tác thuộc dòng tiền chiến.Ông sinh ngày 11 tháng 11, và cũng là người con thứ 11 trong một gia đình cha làm thợ may ở Đà Nẵng. Nhưng quê gốc của ông ở Điện Bàn, Quảng Nam. Ông bắt đầu hoạt động âm nhạc từ năm 1940 trong nhóm tân nhạc. Sau ca khúc đầu tay Trầu cau, sáng tác của ông được biết rộng rãi là bài Đoàn giải phóng quân viết cuối 1945. Một nhạc phẩm nổi tiếng khác của ông là Mùa đông binh sĩ được viết khoảng giữa thập niên 1940.



Phan Tứ (1930-1995) là một nhà văn Việt Nam và đã được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học đợt II năm 2000.Ông tên thật là Lê Khâm, sinh ngày 20 tháng 12 năm 1930 tại thị xã Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Ông là người con thứ tư và cũng là người con trai duy nhất trong gia đình có 7 người con. Thân sinh ông là ông Lê Ấm (1897-1976), từng làm Đốc học ở trường Quốc học Huế. Thân mẫu của ông là bà Phan Thị Châu Liên (1901-?), tục gọi là cô Đậu, vốn là con gái đầu của nhà Chí sĩ Phan Châu Trinh.



Từ Huy, tên khai sinh là Tạ Từ Huy (15 tháng 10 năm 1948[1] – 10 tháng 9 năm 2006) , quê ở Điện Bàn, Quảng Nam, là một nhạc sĩ Việt Nam.

Từ Huy vốn học Đại học Văn khoa Sài Gòn, Cao đẳng Mỹ thuật Huế. Ông đã từng có những bài thơ yêu nước in trên các tạp chí Đối diện, Văn... . Sau năm 1975, Từ Huy đi vào sáng tác ca khúc. Ông là lớp nhạc sĩ đầu tiên trưởng thành sau 1975 [2].

Ngay từ những tác phẩm đầu tiên mang chất nhạc trẻ như Những lời em hát, Mùa xuân tình yêu... đã được giới thanh niên đón nhận. Những năm sau đó, ca khúc Từ Huy xuất hiện nhiều trên các sàn diễn như Chiều thứ bảy, Lời yêu thương, Một thoáng quê hương, Mong đợi ngậm ngùi, Ngày em đến...

Là một trong bảy nhạc sĩ thuộc nhóm Những người bạn, Từ Huy vừa sáng tác vừa tổ chức Câu lạc bộ Nhạc sĩ nhằm giới thiệu các tác phẩm mới của các nhạc sĩ trẻ và giới thiệu các ca sĩ trẻ.

Từ Huy đã xuất bản nhiều tuyển tập thơ, ca khúc và album tác giả. Ông từng là hoạ sĩ báo Phụ nữ TPHCM và là thư ký toà soạn tờ Thế giới Âm nhạc của Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Ông mất tại Bệnh viện Chợ Rẫy sau một thời gian lâm bệnh




Trần Thị Lý
Sinh Trần Thị Nhâm
30 tháng 12 năm 1933
Điện Quang, Điện Bàn, Quảng Nam
Mất 20 tháng 11 năm 1992
Bệnh viện C Đà Nẵng
Nơi cư trú Điện Quang, Điện Bàn, Quảng Nam
Quốc gia Việt Nam
Dân tộc Kinh
Quốc tịch Việt Nam
Công việc Hoạt động chính trị và quân sự

Trần Thị Lý (tên thật là Trần Thị Nhâm) là một nhà hoạt động cách mạng, nữ chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, tham gia trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ, là nữ tù chính trị dưới các nhà tù Pháp-Mỹ, và là Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam. Bà sinh ngày 30/12/1933 tại xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Bà được xem là một nữ chiến sĩ cách mạng vô cùng trung kiên, gan dạ, dũng cảm, vì đã từng chịu nhiều cực hình, tra tấn dã man, vô nhân đạo trong các nhà tù Pháp-Bảo Đại và Mỹ-Diệm mà vẫn bất khuất, không khai báo, kiên trì chịu đựng không khuất phục






Trầm Tử Thiêng (1937 - 2000) là một nhạc sĩ của dòng nhạc vàng và tình ca miền Nam 1954 - 1975.

Ông tên thật là Nguyễn Văn Lợi, sinh ngày 1 tháng 10 năm 1937 tại Đại Lộc, Quảng Nam, nhưng trên giấy tờ ghi ông sinh năm 1940. Lớn lên ở miền Nam, Trầm Tử Thiêng bắt đầu ca hát từ năm lên 10 ở các thôn quê miền Nam Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945 đến 1949. Sau đó ông lên Sài Gòn tiếp tục học và tham gia hoạt động âm nhạc ở các học đường và các đoàn thể trẻ.

Năm 1958 Trầm Tử Thiêng tốt nghiệp trường Sư Phạm và bắt đầu dạy học. Cũng năm đó đó ông bắt đầu viết nhạc, trong đó có bản Bài Hương Ca Vô Tận được sáng tác trong thời kỳ đầu nổi tiếng qua giọng hát Thái Thanh.

Năm 1966 Trầm Tử Thiêng nhập ngũ, thuộc Cục Tâm lý chiến thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Thời gian đó ông viết các bản nhạc về lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa như: Quân trường vang tiếng gọi, Đêm di hành, Mưa trên poncho. Sự kiện Tết Mậu Thân 1968, Trầm Tử Thiêng sáng tác bài Chuyện một chiếc cầu đã gãy. Năm 1970 ông viết Tôn Nữ còn buồn về trận bão tàn phá miền Nam. Từ năm 1970, ông làm việc trong ngành Phát thanh Học đường cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Trầm Tử Thiêng cũng tham gia vào phong trào Du ca Việt Nam.






Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Lê Đình Kỵ (ngày 4 tháng 4năm 1923 -24 tháng 10 năm 2009 ) tại xã Điện Quang ,huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Ông là giáo sư chuyên ngành văn học của Việt Nam.
Các tác phẩm đã xuất bản

Phương pháp nghệ thuật: Nhà xuất bản Giáo dục, 1962.
Đường vào thơ. (Tập I, Tập II).Nhà xuất bản Văn học 1969.
Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực thời đại Nguyễn Du. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1970.
Cơ sở lý luận văn học, tập 4. Nxb Giáo dục, 1971.
Sáng mắt sáng lòng. Nhà xuất bảnVăn học, 1978
Thơ Tố Hữu. Nhà xuất bản Đại học, 1979.
Nguyên lý văn học. Trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 1986.
Phương pháp sáng tác. Trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 1986.
Nhìn lại tư tưởng văn nghệ thời Mỹ - Nguỵ. Nhà xuất bản thành phố. Hồ Chí Minh, 1986.
Thơ với Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hoài Thanh. Nhà xuất bản Cửu Long, 1988.
Hiểu đúng đắn Truyện Kiều. Nhà xuất bản Đồng Tháp, 1988.
Thơ mới những bước thăng trầm. Nhà xuất bản Thành phố. Hồ Chí Minh, 1988.
Trên đường văn học (2 tập). Nhà xuất bản Văn học, 1995.
Nghiên cứu phê bình văn học. Nhà xuất bản Giáo dục, 1998




Phan Châu Trinh (chữ Hán: 潘周楨; còn được gọi Phan Chu Trinh; 1872–1926), hiệu là Tây Hồ, Hy Mã , tự là Tử Cán. Ông là nhà thơ, nhà văn, và là chí sĩ thời cận đại trong lịch sử Việt Nam.

Phan Châu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872[1], người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam.

Cha ông là Phan Văn Bình, làm chức Quản cơ sơn phòng, sau tham gia phong trào Cần Vương trong tỉnh, làm Chuyển vận sứ đồn A Bá (Tiên Phước) phụ trách việc quân lương. Mẹ ông là Lê thị Trung (Chung ?), con gái nhà vọng tộc, thông thạo chữ Hán, ở làng Phú Lâm, huyện Tiên Phước.

Năm Phan Châu Trinh lên 6 tuổi, thì mẹ mất. Quê nhà lại bị quân Pháp đốt cháy, nên ông phải theo cha, được cha dạy chữ và dạy võ, Sau khi cha mất (bị thủ lĩnh Nguyễn Duy Hiệu của Nghĩa hội Quảng Nam sai người hạ sát ngày 15 tháng 6 năm 1886, vì ngờ ông mưu phản[2]), ông trở về quê sống với anh là Phan Văn Cừ và tiếp tục đi học. Ông nổi tiếng học giỏi, năm 27 tuổi, được tuyển vào trường tỉnh và học chung với Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng.




Trần Văn Thọ là giáo sư kinh tế tại trường Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản. Ông cũng là một nhà nghiên cứu và có nhiều đóng góp về tư duy kinh tế cho Việt Nam

Ông sinh năm 1949 tại Quảng Nam, năm 1967 sang Nhật Bản du học. Mặc dù đến nay đã sống ở Nhật Bản hơn 40 năm nhưng ông vẫn giữ quốc tịch Việt Nam cho mình.[1]

Ông học cho đến khi lấy được bằng tiến sĩ kinh tế Đại học Hitotsubashi, Tokyo. Ở lại Nhật, ông vào làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Nhật Bản, sau đó làm phó giáo sư, rồi giáo sư Đại học Obirin (Tokyo). Từ năm 2000 đến nay, ông làm Giáo sư kinh tế Đại học Waseda (Tokyo).

Năm 1990, báo chí Nhật đưa tin: Lần đầu tiên có ba người nước ngoài được mời làm thành viên chuyên môn trong Hội đồng Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Nhật, ông là một trong ba người đó. Ông ở cương vị này trong gần 10 năm, qua nhiều đời Thủ tướng Nhật




Trần Quý Cáp (chữ Hán: 陳貴合, 1870 - 1908), tự Dã Hàng, Thích Phu, hiệu là Thái Xuyên. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở thôn Thái La, làng Bát Nhị, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Lúc tuổi trẻ, ông đã nổi tiếng là một trong sáu học trò lỗi lạc của cụ Đốc học Mã sơn Trần Đình Phong tại trường Thanh Chiêm cùng với Phạm Liệu, Nguyễn Đình Hiến, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, và Phan Quang. Ông tham gia phong trào Duy Tân chống Pháp, sau đó bị bắt giam và vào năm 1908, ông chịu án chém ngang lưng. Hiện nay vẫn còn đền thờ ông ở thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa.






Thủ Thiệm tên thật là Nguyễn Tấn Nhơn (1854-1920), người xứ Bình Đình, xã An Hòa thuộc huyện Hà Đông, phủ Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam (nay là xã Tam Hòa, huyện Núi Thành).

Là một nhân vật văn hóa dân gian độc đáo, có thật và là sở hữu chủ của nhiều giai thoại. Những câu chuyện kể về ông thường có sự xuất hiện của “cái tục”, khi mỉa mai, giễu cợt, hoặc khi đả phá, châm chích trước sau vẫn để lộ một bản ngã vững vàng, lành mạnh, một ý thức đả phá để xây dựng”, bày tỏ thái độ sống và những hành động chống đối lại xã hội cũ bằng tiếng cười châm biếm, đả kích cay độc và đầy sức chiến đấu của Thủ Thiệm.

Đã 89 năm ngày Thủ Thiệm mất, tiếng cười của ông vẫn còn được lưu giữ trong trí nhớ nhiều người, nhiều thế hệ. Thủ Thiệm xứng đáng được xếp “ngồi cùng chiếu” với những nhân vật hiếm hoi, đặc sắc trong kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam như Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Ông Ó, Ba Phi...




Phan Khôi
(1887-1959) là một học giả tên tuổi, một nhà thơ, nhà văn, về sau đứng trong trong nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm, cháu ngoại của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu, đỗ Tú tài chữ Hán năm 19 tuổi nhưng lại mở đầu và cổ vũ cho phong trào Thơ mới.

Ông còn là một nhà báo tài năng, một người tích cực áp dụng tư tưởng duy lý phương Tây, phê phán một cách hài hước thói hư tật xấu của quan lại phong kiến và thực dân Pháp. Ông cũng là một trong số ít nhà báo tiếp thu nhiều tư tưởng mới, đa văn hóa từ Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp... Ông còn nổi tiếng vì sự trực ngôn, trước 1945 được mang danh là Ngự sử văn đàn. Ông phê phán chính sách cai trị của người Pháp một cách sát sườn, đối thoại với học giới từ Bắc đến Nam không e dè kiêng nể. Những năm 1956 - 1958 cũng vì cung cách nói thẳng ấy ông đã chịu tai họa và chết trong lặng lẽ vào năm 1959




Phạm Phú Thứ (chữ Hán: 范富恕; 1820–1883) là một đại thần triều nhà Nguyễn. Ông cùng với Nguyễn Trường Tộ là những người có quan điểm canh tân đất nước trong những năm cuối thế kỷ 19.

Ông tên thật là Phạm Hào, tự là Giáo Chi, hiệu Trúc Đường, biệt hiệu là Giá Viên, Trúc Ân, người làng Đông Bàn, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc xã Điện Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).

Xuất thân trong một gia đình Nho giáo, vốn có tiếng thông minh, học giỏi, ông đỗ Giải nguyên năm 1842 khi mới 22 tuổi, thi Hội đỗ Hội nguyên, Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ khoa Quý Mão (1843).

Sau khi thi đỗ, ông được bổ nhiệm làm Tri phủ Lạng Giang, thăng dần lên Tổng đốc Hải An hay Tổng trấn Hải Yên (gồm 4 tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Yên). Sau đó về kinh, ông được sung chức Thương chính đại thần, Tham tri bộ Binh. Năm 1849, ông được chuyển qua Viện Tập hiền làm chức Khởi cư chú (thư ký ghi lời nói và hành động của vua) rồi sang tòa Kinh diên (phòng giảng sách cho vua). Vốn là người cương trực, năm 1850 ông đã dâng sớ can gián vua Tự Đức không nên ham mê vui chơi. Do việc này mà ông bị cách chức, đưa đi làm lính trạm ở Thừa Lưu (Thừa Thiên), một thời gian sau mới được phục chức trở lại làm Tham tri Bộ Hình.

Năm 1863, ông được bổ nhiệm chức Tham tri bộ Lại, hàm Tòng Nhị phẩm. Cùng năm đó, ông được cử làm phó sứ trong phái bộ Phan Thanh Giản sang Pháp chuộc 3 tỉnh miền đông Nam kỳ. Trong khi ở Pháp ông còn đi thăm các nước châu Âu khác như Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Qua chuyến đi này, ông rút ra được nhận thức rằng, chỉ có con đường canh tân mới giúp đất nước thoát khỏi thảm họa lạc hậu.





Nguyễn Văn Trỗi (1 tháng 2 năm 1940 – 15 tháng 10 năm 1964) là một người đã thực hiện cuộc đánh bom không thành nhằm vào Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara. Bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa kết án tử hình, ông đã trở nên nổi tiếng với những lời tuyên bố nảy lửa và được phía Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn vinh như một người anh hùng trong Chiến tranh Việt Nam.

Nguyễn Văn Trỗi là con thứ ba (do đó ông còn có tên là Tư Trỗi) trong một gia đình nghèo tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam, Việt Nam.

Sau Hiệp ước Genève, gia đình ông vào Sài Gòn sinh sống. Lớn lên, ông làm thợ điện ở nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, Đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn.

Năm 1964, ông được tập huấn cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Rừng Thơm, Đức Hòa (Long An).

Ngày 2 tháng 5 năm 1964, ông nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi), để ám sát phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Hoa Kỳ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Công việc bại lộ, ông bị bắt lúc 22 giờ ngày 9 tháng 5 năm 1964.

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đưa ông ra tòa án quân sự kết án tử hình. Để cứu ông, một tổ chức du kích Venezuela tuyên bố trao đổi ông với một con tin là trung tá không quân Hoa Kỳ Michael Smolen mà họ vừa bắt giữ. Tuy nhiên, sau khi viên sĩ quan Hoa Kỳ vừa được trả tự do thì ông bị đưa đi xử bắn[1].

Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn tại sân sau nhà lao Chí Hòa lúc 9 giờ 45 phút ngày 15 tháng 10 năm 1964, trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên nước ngoài. Những phút cuối cùng, ông tỏ ra rất can đảm, không đồng ý bịt mắt và xưng tội và hô lên những lời cuối cùng được các phóng viên ghi lạ




Nguyễn Tiểu La còn có tên là Nguyễn Hàm, tự là Triết Phu, hiệu là Nam Thạnh, sau đổi thành Tiểu La, nên thường được người đời quen gọi là Tiểu La Nguyễn Thành, hay Tiểu La Thành, hay Nguyễn Tiểu La. Ngoài ra, ông còn được gọi là Ấm Hàm.

Ông sinh năm 1863, tại làng Thạnh Mỹ, phủ Thăng Bình (nay là thôn Quý Thạnh, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), trong một gia đình theo Nho giáo.

Theo Phan Bội Châu, thì ông là người thông minh và có ý chí ngay từ thuở nhỏ[1].

Thân sinh ông là Nguyễn Trường, làm Bố chánh sứ tỉnh Bình Định, hàm Tham Tri dưới thời Tự Đức, sau đó mất tại Bình Định. Nguyễn Thành, khi đó hãy còn là thiếu niên, đã đứng ra chủ trì việc đưa thi hài thân sinh từ Bình Định về chôn cất tại quê nhà, thể hiện đức tính tự chủ và tháo vát.

Năm 1885, ông ra Huế thi Hương, nhưng do vụ binh biến kinh thành Huế nên kỳ thi không tổ chức được. Ông trở lại quê nhà, từ bỏ đèn sách, hưởng ứng Phong trào Nghĩa Hội. Với tư cách là ấm sinh, ông chiêu mộ một cánh quân, hiệp cùng Nghĩa Hội đánh thành tỉnh Quảng Nam, lúc này ông mới vừa tròn 18 tuổi.

Sau khi Pháp chiếm lại thành tỉnh Quảng Nam, họ đưa quân đi càn quét vào các huyện, xã; Nguyễn Thành đã cho cho quân mai phục, đánh thắng nhiều trận, uy tín được nâng cao. Phó bảng Nguyễn Duy Hiệu giao cho ông chức Tán Tương quân vụ kiêm Thượng Biện tỉnh vụ và khi Án Nại hy sinh tại mặt trận Phú Thượng, ông được chỉ định thay thế; nghĩa binh dưới quyền chỉ huy của ông đã mở nhiều trận đột kích vào Đà Nẵng.

Năm 1887, khi phong trào Nghĩa Hội bị thất bại, Nguyễn Thành vẫn tiếp tục tổ chức chiến đấu. Viên quan nhà Nguyễn thân Pháp là Nguyễn Thân tìm cách bắt sống ông, sau đó tìm mọi cách mua chuộc nhưng không thành, bèn kết án quản thúc ông tại quê nhà. Tuy nhiên, ông vẫn tìm cách bí mật hoạt động. Tại sơn trang Nam Thạnh, ông liên lạc với các văn nhân, sĩ phu yêu nước trong tỉnh và cả nước, chờ thời cơ giúp dân, cứu nước.

Năm 1903, Phan Bội Châu đã đến sơn trang để tìm gặp Nguyễn Thành. Năm 1904, Hội nghị thành lập Duy Tân hội đã diễn ra tại đây, ông là một trong những người có công lớn trong việc sáng lập và tổ chức Duy Tân hội. Sau khi Phan Bội Châu sang Nhật, Nguyễn Thành bí mật hoạt động ở trong nước, ông vận động kinh phí, đưa thanh niên ra nước ngoài du học để chuẩn bị lực lượng cứu nước.

Năm 1908, cùng lúc phong trào Duy Tân hội đang phát triển mạnh, cuộc kháng thuế ở Trung Kỳ đã nổ ra. Chính quyền Pháp thẳng tay đàn áp và truy bắt các sĩ phu yêu nước. Nguyễn Thành cũng bị bắt giữ và bị kết án 9 năm biệt xứ, đày đi Côn Đảo. Ông qua đời tại đây vào ngày 11 tháng 11 năm 1911. Mãi đến năm 1957, thi thể của ông mới được đưa về cải táng tại quê nhà





Nguyễn Duy Hiệu (chữ Hán: 阮維效; 1847–1887), có sách ghi là Nguyễn Hiệu, tục gọi Hường Hiệu (vì ông có hàm Hồng lô tự khanh); là một chí sĩ và là một lãnh tụ trong phong trào Cần Vương tại Quảng Nam trong lịch sử Việt Nam.Nguyễn Duy Hiệu sinh năm Đinh Mùi (1847) tại làng Thanh Hà, huyện Duyên Phúc (nay là xã Cẩm Hà, thị xã Hội An) tỉnh Quảng Nam.

Chữ ký của mk@pro


****Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bài viết này!! ****



Về Đầu Trang Go down

Người Quảng Nam!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

mk@pro


mk@pro


Thông tin thành viên
Nữ
Tổng số bài gửi : 53
Được cảm ơn : 0
Ngày sinh : 21/01/1989
Tham gia : 15/10/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Phú Thịnh - Phú Ninh


Liên hệ
Người Quảng Nam! Empty



Châu Thượng Văn (1856-1908)


Châu Thượng Văn hiệu Thơ Đồng, người làng Minh Hương (Hội An). Tổ tiên ba đời của ông là người Trung Hoa, trung thành với nhà Minh, không chịu sống dưới chính quyền Mãn Thanh, đã vượt biển sang Việt Nam, được chúa Nguyễn cho cư ngụ ở Hội An, Quảng Nam. Nhờ hưởng tổ phụ, gia cư ông vào hạng giàu có.

Nếu trước đây tổ tiên của ông căm thù người Mãn áp bức, phải rời bỏ quê hương ra đi, thì nay, ông căm thù bọn thực dân Pháp đem quân xâm lướt dày xéo lên đất nước Việt Nam,đất nước đã dang tay đón nhận và đùm bọc tổ tiên ông. Đối với ông, Việt Nam đã là Tổ quốc thiêng liêng. Làng Minh Hương, phố Hội An, nơi ông chào đời và lớn lên, là quê hương yêu dấu. Đất nước và quê hương này đã nuôi nấng và hình thành nhân cách của ông. Ông sống, chiến đấu và nếu cần thì hy sinh cả tài sản, tính mạng đê bảo vệ nó. Tinh thần yêu nước thiết tha ấy của Châu Thượng Văn đã biểu lộ trong bài " Ngục trung thư".




Lê Cơ


Lê Cơ sinh năm 1859 ở làng Phú Lâm, huyện Lễ Dương ( nay là xã Tiên Sơn, huyện Tiên Phước, Quảng Nam ) trong một gia đình trung nông. Do gia đình khá giả nên ông được ăn học chu đáo, nhưng vì sống ở vùng quê nên chỉ học đến trường Ba, từ đó ông không đi thi tú tài, chỉ ở làng làm nông. Đầu thế kỷ XX, tư tưởng dân chủ, dân quyền ở các nước Nhật, Trung Quốc và Châu Âu thâm nhập vào giới sĩ phu Việt Nam. Năm 1903, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp khởi xướng cuộc vận động Duy Tân, lúc này tại làng Phú Lâm, Lê Cơ ra nhận chức lý trưởng, ông suy nghĩ " Túng bất năng hành chi thiên hạ, do khả nghiệm chi nhất hương "(
Lê Cơ nhận thấy việc cải cách xã hội, làng xã là việc cần thiết trước hết là để tự cường, sau đó là xây dựng nền dân chủ để cứu nước. Lê Cơ đã hưởng ứng phong trào Duy Tân và ông đã thực hiện công cuộc cải, lập trường tân học, mở mang dân trí. Ngày 25/12/1903, Lê Cơ đưa đơn lên tri phủ Thăng Bình xin mở tiệm buôn tạp hóa và trường dạy chữ quốc ngữ. Ông hô hào nhân dân trong xã đóng góp tiền của, công sức xây dựng một trường học ở làng Phú Lâm. Ngày 30/4/1904, trường quốc ngữ Phú Lâm khai giảng dạy nam giới học, ban ngày dạy thanh niên, tối dạy trung niên, ngày chủ nhật dân trong làng và các vùng lân cận đến nghe diễn thuyết, nghe thơ, nghe nói vè, đánh cờ... Năm 1915, số người trong làng và vùng xung quanh xin học quá đông, Lê Cơ lập thêm 4 trường dạy nam giới học chữ quốc ngữ, trường cũ chuyển sang dạy nữ thanh thiếu niên. Chương trình học lúc bấy giờ gồm nhiều môn như lịch sử, địa lý, hát, vẽ, toán đố. Dần dần một số thanh niên được học tiếng Pháp và tiếng Nhật, đặc biệt trường Phú Lâm còn dạy quân sự, rèn luyện sức khoẻ cho học sinh dưới hình thức thể thao, luyện võ. Các trường có trên 100 học sinh nam, nữ. Trường Phú Lâm trở thành trường tân học đầu tiên của phong trào Duy Tân và cũng là trường đầu tiên ở Quảng Nam và cả nước dạy nữ học sinh. Ngoài việc thành lập trường Phú Lâm, Lê Cơ tham gia cùng với các nhân sĩ Hồ Tá Bang, Nguyễn Trọng Lợi, Nguyễn Quý Anh vận động thành lập trường Dục Thanh ( trường tân học ở Phan Thiết ) và Công ty Liên Thành vào năm 1906.



Chữ ký của mk@pro


****Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bài viết này!! ****



Về Đầu Trang Go down

Người Quảng Nam!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

mk@pro


mk@pro


Thông tin thành viên
Nữ
Tổng số bài gửi : 53
Được cảm ơn : 0
Ngày sinh : 21/01/1989
Tham gia : 15/10/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Phú Thịnh - Phú Ninh


Liên hệ
Người Quảng Nam! Empty


Ngũ Phụng Tề Phi


Nhà nghiên cứu Nguyễn Q.Thắng ghi lại:


“Khoa Mậu Tuất 1898 tỉnh Quảng Nam có 5 thí sinh đều trúng kỳ thi Hội và thi Đình nên được vua Thành Thái (1979–1854) ban tấm biển ghi 4 chữ "Ngũ phụng tề phi" (Năm con phụng cùng bay) nhằm chúc, tặng cho các sĩ tử nói chung và học trò đất Quảng thuở ấy học giỏi”.


—"Khoa cử và giáo dục Việt Nam", NXB Văn Hoá Thông Tin, 1993

Một lập luận khác của ông Trương Duy Hy là danh hiệu "Ngũ phụng tề phi do Tổng đốc Nam-Ngãi Ðào Tấn và Ðốc học Quảng Nam Trần Ðình Phong lấy từ tích xưa đặt cho 5 vị đại khoa nói trên, đồng thời tặng cho bức trướng có 4 chữ Ngũ phụng tề phi, có thêm hình 5 con chim phụng đặt tại dinh Tổng đốc ở Ðiện Bàn.

Tuy nhiên, theo Giáo sư Sử học Đặng Tiến thì chuyện này không có sử sách nào ghi lại mà chỉ lưu truyền ở dân gian. Nhất là những đoàn hát bội ở Trung bộ lấy đó làm vẻ vang truyền tụng nhằm vinh danh xứ Quảng. Tuy nhiên, việc 5 đại khoa (gồm 3 Tiến sĩ và 2 Phó bảng) người Quảng Nam đỗ đại khoa trên 17 vị toàn quốc cũng được cho là hy hữu xưa nay hiếm tại Việt Nam.

Hành trạng Ngũ Phụng

Theo văn bia tiến sĩ Mậu Tuất 1898 dựng trong khuôn viên di tích Văn Thánh Huế, thi khoa thì này, ngoài Đào Nguyên Phổ đỗ đầu với danh Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân, 7 vị Tiến sĩ còn lại đều đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Ngoài ra có 9 vị đỗ Phó bảng được yết danh nhưng không được khắc vào bia đá. Dưới đây là tóm tắt hành trạng vị đại khoa Quảng Nam theo thứ tự trên văn bia như sau:

Phạm Liệu

Tự là Sư Giám, hiệu là Tăng Phố. Sinh năm 1873, mất năm 1937, quê xã Trừng Giang, tổng Đa Hòa Thượng, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay là xã Điện Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đỗ Cử nhân năm 1894. Đỗ đầu trong nhóm Đệ tam giáp lúc mới 26 tuổi. Sau khi đỗ, ông được lưu lại Huế học tiếng Pháp tại Tứ Dịch quán. Năm 1901, được bổ làm tri huyện Đông Sơn rồi tri phủ Nga Sơn ở Thanh Hóa. Năm 1905, làm chủ sự bộ Hình rồi chủ sự Quốc sử quán ở kinh đô. Năm 1908, được bổ làm tri huyện Phù Cát (Bình Định). Năm 1912, làm viên ngoại phụ chánh Cơ mật viện, hàm Quang lộc tự thiếu khanh. Khoa thi năm Quý Sửu (1913), làm quan duyệt quyển cùng với Nguyễn Thiện Hành - biện lý bộ Học. Hai năm sau, được thăng hàm Hồng lô tự khanh, làm phó chủ khảo trường thi Hương tại Nghệ An. Trải qua nhiều chức trọng quyền cao nơi triều chính, như tham tri bộ Công và tham tri bộ Lại, đến năm 1929 còn được bổ làm thượng thư bộ Binh. Đến năm 1933, vua Bảo Đại cải tổ nội các, bãi nhiệm cùng lúc 5 thượng thư, trong đó có cả Phạm Liệu. Ông về hưu tại quê nhà và mất ngày 21 tháng 11 năm 1937.

Một trong những người con trai là nhà thơ Phạm Hầu, từng được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong tập Thi nhân Việt Nam rằng: “Ở giữa đời, Phạm Hầu là một cái bóng, chân đi không để dấu trên đường đi”.

Phan Quang

Tự là Quế Nam. Sinh năm 1873, mất 1939, quê xã Phước Sơn Thượng, tổng Xuân Phú Trung, huyện Quế Sơn, phủ Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam (nay là xã Quế Châu, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam). Là bạn đồng niên, đồng môn, đồng song, đồng khoa với Tiến sĩ Phạm Liệu: cùng học trường Đốc tại Quảng Nam, cùng đỗ Cử nhân năm Giáp Ngọ (1894) tại trường thi Thừa Thiên, cùng đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân (đứng ngay sau Phạm Liệu) năm 1898 rồi cùng lưu lại Huế luyện Pháp văn tại Tứ Dịch quán. Năm 1901, được bổ làm tri huyện Lệ Thuỷ rồi tri huyện Bố Trạch ở Quảng Bình. Sau nhiều năm làm quan luân chuyển qua các địa phương duyên hải miền Trung, đến năm 1926, khi vua Bảo Đại lên ngôi, được điều về kinh đô làm thị lang rồi tham tri bộ Hình. Năm 1930, ông về hưu và mất tại quê nhà năm 1939.

Gia đình Phan Quang có 7 anh chị em ruột thì 4 anh em trai đều là danh sĩ: anh là tú tài Phan Xáng, em là tú tài Pham Ấm và cử nhân Phan Vĩnh. Hai trong số các con trai của ông được nhiều người biết đến là giáo sư kiêm nhà sử học Phan Khoang và nhà báo kiêm nhà văn Phan Du.


Phạm Tuấn

Tự là Hỷ Thần, hiệu là Văn Luân. Sinh năm 1852, mất năm 1917, quê xã Xuân Đài, tổng Phú Khương Thượng, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay là xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Nguyên tên ông là Phạm Tấn, sau đổi thành Phạm Trọng Tuấn, rồi Phạm Tuấn. Đỗ Cử nhân năm 1879, được bổ làm bang tá phủ Điện Bàn, rồi được bổ làm huấn đạo Quế Sơn quyền nhiếp tri huyện Hà Đông (Tam Kỳ), đến năm 1898 thì làm giáo thụ phủ Thăng Bình ở tỉnh nhà. Năm 1898, ông thi Đình và đỗ thứ 5 trong nhóm Đệ tam giáp lúc đã 47 tuổi. Năm 1899, ông được bổ làm thừa biện bộ Lễ. Năm 1902, làm thị giảng học sĩ. Năm 1908, làm đốc học Hà Tĩnh, hàm Quang lộc tự thiếu khanh. Năm 1913, về hưu, được thăng hàm Hồng lô tự khanh. Năm 1917, ông qua đời tại quê nhà.

Ngô Chuân

Còn gọi là Ngô Truân, Ngô Trân hay Ngô Lý. Sinh năm 1873, mất năm 1899, quê xã Mông Lãnh, tổng Phú Xuân, huyện Quế Sơn, phủ Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Do gia cảnh bần hàn, cha lại mất sớm, nên phải cùng thân mẫu qua ngụ cư làng Cẩm Sa, tổng Thanh Quýt, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn (nay thuộc xã Điện Nam, huyện Điện Bàn). Đỗ Cử nhân năm 1894. Năm 1898, đỗ đầu trong nhóm Phó bảng lúc mới 26 tuổi. Sau đó ông được bổ làm tri huyện Thạch Hà ở Hà Tĩnh, nhưng chưa kịp nhận nhiệm sở thì ông lâm trọng bệnh và qua đời năm 1899 khi mới 27 tuổi.


Dương Hiển Tiến

Sinh năm 1866, mất năm 1907, người xã Cẩm Lậu, tổng Thanh Quýt, huyện Diên Phước, phủ Ðiện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc xã Điện Phong, huyện Điện Bàn). Đỗ Cử nhân năm 1891, năm 1898 đỗ thứ 3 trong nhóm Phó bảng. Không thấy ghi chép gì hành trạng làm quan của ông. Năm 1907, ông lâm bệnh thương hàn và mất ở quê nhà.



Đất Quảng Nam xưa còn có Thập Ngũ Phụng Tề Phi trong khoa thi Hương năm 1900 (Canh Tý) có 32 thí sinh đỗ cử nhân trong đó, người Quảng Nam chiếm hết 15 người mà thủ khoa là Huỳnh Thúc Kháng.

Chữ ký của mk@pro


****Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bài viết này!! ****



Về Đầu Trang Go down

Người Quảng Nam!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

mk@pro


mk@pro


Thông tin thành viên
Nữ
Tổng số bài gửi : 53
Được cảm ơn : 0
Ngày sinh : 21/01/1989
Tham gia : 15/10/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Phú Thịnh - Phú Ninh


Liên hệ
Người Quảng Nam! Empty


nguồn: wikipedia tiếng Việt

Chữ ký của mk@pro


****Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bài viết này!! ****



Về Đầu Trang Go down

Người Quảng Nam!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

mk@pro


mk@pro


Thông tin thành viên
Nữ
Tổng số bài gửi : 53
Được cảm ơn : 0
Ngày sinh : 21/01/1989
Tham gia : 15/10/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Phú Thịnh - Phú Ninh


Liên hệ
Người Quảng Nam! Empty


Nhà nho xứ Quảng

--- Ngô Văn Minh ---


Khi viết về địa chí tỉnh Quảng Nam, Quốc Sử quán triều Nguyễn nhận xét: "Học trò chăm học hành, quân tử giữ phận mà hổ thẹn việc bôn cạnh", và "núi sông thanh tú cho nên nhiều người có tư chất thông minh dễ học. Sĩ phu có khí tiết cứng cỏi, bạo nói" (Đại Nam nhất thống trí)

Trong bài "Phú tỉnh Quảng Nam", Tiến sĩ Đốc học Trần Đình Phong cũng khen ngợi xứ Quảng là vùng đất hiếu học và có nhiều người học giỏi:

Trải xem non cao thủy thanh, thấy rõ hàng châu danh thắng
Mới biết địa linh nhân kiệt nảy sinh anh tuấn khác thường
Nam cung ứng tuyển nhạn tháp đề danh

Hoặc

Dòng dõi một nhà, khoa trước khoa sau đều đỗ
Khoa trường đã thịnh, hoạn lộ càng hanh.

Quả vậy, nói về khoa cử, Quảng Nam cũng có thể tự hào là một trong những đất học ở Nam Châu, nơi có số lượng người thi đỗ nhiều nhất so với các tỉnh phía nam đèo Hải Vân.

Ngay từ thời các chúa Nguyễn, Quảng Nam đã có những người đỗ thi hương như Lê Cảnh, Phạm Hữu Kính, Trần Phúc Thành, nhưng tiếc rằng không có tài liệu để thống kê đầy đủ. Sang triều Nguyễn, cứ theo danh sách 5.232 vị cử nhân, trong đó trường Thừa Thiên có 911 người đăng khoa trong 32 khoa thi từ 1807 đến 1918, Quảng Nam có tất cả 252 người đỗ liên tiếp cả 32 khoa. Trong số 32 khoa này, riêng khoa thi Canh Tý (1900), ở Quảng Nam đã có đến 14 người đăng khoa mà những người đỗ kế tiếp nhau từ thứ nhất đến thứ tư là Huỳnh Thúc Kháng (Hương nguyên), Nguyễn Đình Hiến, Phan Châu Trinh, Lê Bá Trinh. Tổng cộng, sĩ tử Quảng Nam có 6 lần đỗ thủ khoa và 11 lần đỗ á nguyên thi hương.

Không chỉ có nhiều người đỗ ở hàng trung khoa (cử nhân) và rất nhiều người đỗ ở hàng tiểu khoa (tú tài), Quảng Nam còn có 39 vị đỗ đại khoa gồm 14 tiến sĩ và 25 phó bảng trong đó có một Đình nguyên Hoàng giáp là Phạm Như Xương, 2 trường hợp song nguyên là Phạm Phú Thứ và Huỳnh Thúc Kháng vừa đỗ hương nguyên vừa đỗ hội nguyên.

Nếu tính theo số dân đinh của Quảng Nam lúc bấy giờ là 51.458 người (theo Đại Nam nhất thống chí) thì tỷ lệ số người đỗ cử nhân là 0,49% và tỷ lệ người đỗ phó bảng, tiến sĩ xấp xỉ 0,08%.

Trong số những người đỗ đạt không chỉ có những trường hợp xuất thân từ gia đình khá giả mà còn có nhiều trường hợp nhà nông chân lấm tay bùn như Huỳnh Thúc Kháng "nhà nghèo không đủ tiền mua sách để đọc" (Huỳnh Thúc Kháng tự truyện) hay như Phạm Như Xương nhờ vợ "quanh năm buôn bán ở mom sông" giống với cảnh của nhà thơ Tú Xương đất Bắc Hà, còn Ngô Truân mồ côi cha từ nhỏ, phải sống ngụ cư quê ngoại, nhờ mẹ buôn tần bán tảo nuôi cho ăn học...

Thành tích thi cử không tập trung hết ở một số nơi đô hội mà phân bố khá rộng ở các địa phương, đến tận những làng miền núi hẻo lánh như Thạch Bình, Hội An (Hội An nay thuộc huyện Tiên Phước, không phải phố Hội An), Trung Phước (Tây huyện Quế Sơn). Tổng cộng có tới 123 làng có người đỗ từ cử nhân trở lên. Một số làng có nhiều người đăng khoa như làng Bảo An có đến 14 người, Mã Châu 10 người, Xuân Đài 9 người và các làng Phiếm ái, Mỹ Xuyên, Chiên Đàn 6 người. Các làng có từ hai người trở lên đăng khoa thì rất nhiều. Lại có trên 20 gia đình được liệt vào hàng thế khoa (nhiều người đỗ). Tiêu biểu có gia đình họ Hoàng làng Xuân Đài cha con, anh em, bác cháu, chú cháu đều thi đỗ (Hoàng Kim Giám, Hoàng Diệu, Hoàng Kim Huyễn, Hoàng Chấn, Hoàng Đống, Hoàng Dương). Gia đình họ Nguyễn làng Hà Lam cha con chú cháu cùng thi đỗ (Nguyễn Thuật, Nguyễn Chức, Nguyễn Tạo, Nguyễn Duật). Gia đình họ Phạm làng Mã Châu cha con, anh em cùng thi đỗ (Phạm Thanh Nhã, Phạm Thanh Thạc, Phạm Thanh Nghiêm, Phạm Cung Lượng). Hay trường hợp họ Nguyễn làng Chiên Đàn có cha Nguyễn Văn Dục đỗ phó bảng, con Nguyễn Văn Thích đỗ tiến sĩ. Gia đình họ Nguyễn Tường ở Cẩm Phô có anh Nguyễn Tường Vĩnh đỗ phó bảng, em Nguyễn Tường Phổ đỗ tiến sĩ, v.v.

Tiến sĩ khai khoa của tỉnh là Lê Thiện Trị người làng Long Phước, đỗ khoa Mậu Tuất 1838. Người đỗ cao nhất là Đình nguyên hoàng giáp Phạm Như Xương, người làng Ngân Câu đỗ năm ất Hợi 1875. Hai vị tiến sĩ cuối cùng là Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng đỗ khoa Giáp Thìn 1904. Tinh thần hiếu học không chỉ thể hiện ở những người trẻ tuổi như trường hợp Ông ích Khiêm thi đỗ cử nhân năm 15 tuổi được vua Tự Đức khen là "Thiếu niên đăng cao khoa" mà còn ở sự gương mẫu, chí kiên trì của những người sắp bước sang tuổi lão nhiêu như trường hợp Trà Quý Trưng đến năm 56 tuổi vẫn còn đi thi, đỗ cử nhân.

Người đương thời đã dành những danh hiệu đẹp để tặng cho sức học của các sĩ tử tỉnh nhà: "Ngũ Phụng tề phi" tặng cho 5 người Quảng Nam cùng đỗ khoa thi Mậu Tuất (1898) vinh quy trở về được tỉnh nhà đón rước với lá cờ thêu 5 con chim phụng cùng bay. Đó là 3 tiến sĩ: Phạm Liệu, Phan Quang, Phạm Tuấn và 2 phó bảng: Ngô Chuân, Dương Hiển Tiến.

Danh hiệu "Quảng Nam tứ kiệt" được tặng cho bốn người cùng đỗ phó bảng khoa Tân Sửu (1901) là Nguyễn Đình Hiến, Võ Vĩ, Nguyễn Mậu Hoán, Phan Châu Trinh.

"Quảng Nam tứ hổ" - trường hợp này nhiều tài liệu cho rằng 4 người đỗ thủ khoa trong 4 khoa thi hương liên tiếp là Phạm Liệu, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Đình Hiến, Võ Hoành, nhưng khi tra cứu lại trong Quốc triều hương khoa lục, tôi nhận thấy không chính xác vì chỉ có Phạm Liệu đỗ thủ khoa năm Giáp Ngọ (1894), khoa tiếp theo Đinh Dậu (1897) thủ khoa là Lê Văn Diễn người Quảng Bình. Hai khoa kế tiếp theo sau đó thủ khoa là Huỳnh Thúc Kháng (1900) và Võ Hoành (1903). Còn Nguyễn Đình Hiến chỉ đỗ á nguyên cùng khoa với Huỳnh Thúc Kháng. Như vậy chỉ có thể nói 4 người đỗ cao trong các khoa thi từ 1894 - 1903, hoặc có thể đây là trường hợp chỉ 4 người Quảng Nam đỗ kế tiếp nhau từ hương nguyên đến hàng thứ tư trong cùng khoa thi Hương năm Canh Tý (1900) mà tôi đã nói đến ở trên là Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Đình Hiến, Phan Châu Trinh, Lê Bá Trinh.

Danh hiệu "Ngũ tử đăng khoa" tặng cho 5 anh em Nguyễn Khắc Thân, Nguyễn Chánh Tâm, Nguyễn Thành ý, Nguyễn Tu Kỷ, Nguyễn Tĩnh Cung người làng Túy La, trú làng Bất Nhị, trong đó 3 người đỗ tú tài là Nguyễn Khắc Thân, Nguyễn Chánh Tâm, Nguyễn Tu Kỷ, 2 người đỗ cử nhân là Nguyễn Thành ý và Nguyễn Tĩnh Cung.

Trong việc quan, nhà nho xứ Quảng được Quốc sử quán triều Nguyễn đánh giá thanh liêm, chính trực, "giỏi việc quan" hay có "đại tài về chính trị". Trong sự nghiệp văn chương, nhiều người để lại những trước tác có giá trị. Chỉ riêng bộ Giá viên toàn tập của Phạm Phú Thứ đã có đến 26 quyển gồm đủ thể loại thơ, tấu, tự, khải... có đến 5 bài tựa, 8 bài phê bình và một bài bạt của những danh sĩ bấy giờ về bộ sách. Ông được Quốc sử quán triều Nguyễn đánh giá "về văn học tài biện thực là đứng đầu ở Nam châu" (Đại Nam liệt truyện). Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng lại có đóng góp lớn cho dòng văn học yêu nước và Cách mạng đầu thế kỷ 20.

Nói về khí tiết, các sử thần triều Nguyễn cũng phải công nhận sĩ phu xứ Quảng "cứng cỏi, bạo nói". Chúng ta đã từng nghe chuyện Ông ích Khiêm cãi nhau với Tôn Thất Thuyết, hay nhân một bữa tiệc dám chửi thẳng vào mặt những viên quan vô lại: "Chúng bay chỉ biết ăn mà không biết đến nước". Phạm Phú Thứ tuy biết mình là "kẻ hạ thần ngồi thấp nói cao", nhưng vẫn khẳng khái dâng thư can vua Tự Đức. Sự kiện này gây chấn động đương thời đến mức Quốc sử quán triều Nguyễn cho là "lời lẽ trong thư không còn kiêng sợ" (Đại Nam liệt truyện). Đến Phan Châu Trinh, ông tuyên chiến thẳng với chế độ quân chủ chuyên chế. Trong thư gửi Khải Định ông kể 7 tội đáng chém của Khải Định và gọi đấy là một hôn quân!

Khi chủ quyền dân tộc bị đe dọa, các nhà nho xứ Quảng mỗi người một cương vị đều tỏ rõ ý thức trách nhiệm và tấm lòng son của mình bằng nhiều cách. Hoặc đánh bằng gươm, bằng giáo nơi chiến trường như Đỗ Thúc Tĩnh ở lại Nam Kỳ mộ quân chống Pháp. Hoàng Diệu thà tử tiết với thành không chịu hàng quân xâm lược; Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu hiệu triệu nhân dân trong tỉnh "kẻ trí hiến mưu, người dũng hiến sức, giàu có bỏ của ra giúp quân nhu... để chuyển loạn thành trị, chuyển nguy thành an, thu hồi bờ cõi". Hoặc đánh bằng bút, bằng lưỡi như Phạm Phú Thứ đề xuất canh tân, thực hành những công việc làm cho quốc thái dân an. Và cao hơn như Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng cáo từ quan tước đứng ra phát động cả một phong trào duy tân mạnh mẽ, sôi nổi ngõ hầu nhân đấy làm nên những việc hưng lợi trừ hại để dân giàu nước mạnh mà tiến tới đoạt lại lợi quyền dân tộc từ tay Pháp. Hoặc vì tranh đấu cho quyền lợi của dân chúng như Dương Đình Thưởng, Dương Đình Thạc, Lê Cơ, Ông Ích Đường, Ông Ích Mắng.

Điểm lại đôi nét về các nhà nho xứ Quảng để hiểu thêm về gương hiếu học, học giỏi nhằm giúp ích cho đời, hiểu về tinh thần yêu nước, cương trực, khí khái, thanh liêm, đức độ của kẻ sĩ một vùng đất thuộc miền trung đất nước vốn được xem là một địa phương trung dũng kiên cường.


nguồn: Xưa và Nay

Chữ ký của mk@pro


****Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bài viết này!! ****



Về Đầu Trang Go down

Người Quảng Nam!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

mk@pro


mk@pro


Thông tin thành viên
Nữ
Tổng số bài gửi : 53
Được cảm ơn : 0
Ngày sinh : 21/01/1989
Tham gia : 15/10/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Phú Thịnh - Phú Ninh


Liên hệ
Người Quảng Nam! Empty


Nhớ Thoại Ngọc Hầu cùng nỗi hàm oan ngày ấy …

Hình ảnh

Thoại Ngọc Hầu (TNH) tên thật Nguyễn Văn Thoại , sinh ngày 25/11/năm Tân Tỵ (1761) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 22 , tại huyện Diên Phước , tỉnh Quảng Nam.

Cuộc đời của ông có thể tóm tắt như bia ký đã ghi tại triền Núi Sập: “Trộm nghĩ lão thần vốn người Quảng Nam , thưở nhỏ lánh mình vào Nam , được vào nhung vụ , theo hầu sang Vọng Các , may được ân tú ngộ ,bôn tẩu trên miền thượng đạo , qua lại Xiêm , Lào , Cao Miên , được trấn giữ Lạng Sơn , Định Tường …Lại kính cẩn nhận vua ban ấn bảo hộ nước Phiên , rồi có lệnh giữ trấn Vĩnh Thanh ,co tay mà tính trong khoảng trên vài mươi năm , gặp gỡ hai triều …”

Nhắc đến vùng đất Núi Sập , ta không sao quên được công sức của ông cùng biết bao người thưở trước . Tất cả đã dốc lòng khai phá , biến rừng rậm , đầm lầy thành ruộng nương , nạo vét kênh mương và mở mang thôn xóm Cũng chính tại nơi đây , ông đã cho đào kênh Thoại Hà để thông thương các miền Long xuyên , rạch Giá …. Công trình rất thiết thực này đến nay vẫn còn phát huy tác dụng tốt . Bia ký ghi : “Mùa xuân năm Mậu Dần (1818) , vâng chỉ đốc suất đào kênh Đông Xuyên (Thoại Hà ). Ngày thụ mệnh vua , sớm khuya kinh sợ , đốn cây rậm , bới bùn lầy , đào kênh dài một vạn hai ngàn bốn trăm mười tầm , trải qua một tháng thì xong việc , nghiễm nhiên trở thành một con sông to , ghe thuyền qua lại tiện lợi …”

Đâu chỉ có vậy , 2 năm sau (1820) , ông được lệnh vua Minh Mạng cho đào một con kênh nối liền Châu Đốc –Hà Tiên , đó là kênh Vĩnh Tế ( Vua cho phép lấy tên vợ để đặt tên ) .TNH đã cùng dân , binh dốc sức vượt bao gian khó , hoàn thành sứ mệnh , mang lại nhiều nguồn lợi thiết thực cho đến hôm nay …

Thế nhưng sau khi ông mất tại Châu Đốc ngày 6/6 năm Kỷ Sửu (1829) , tấm lòng son sắt suốt 52 năm vì nước , vì dân ; gần như bị vua Minh Mạng phủi sạch Sự việc bắt đầu khi Võ Du ở Tào Hình Bộ tố cáo ông đã nhũng nhiễu của dân nhiều khoản . Triều đình nghị án , ông bị truy giáng tước xuống hàm ngũ phẩm , con ông tên Nguyễn Văn Tâm bị lột ấm hàm ; tất cả điền sản để lại đều bị tịch thu ,phát mãi .

Về sau , người ta không biết Tâm đi đâu & làm gì ; riêng Nguyễn Văn Minh , con dòng thứ , cam phận sống cảnh dân dã , nghèo nàn.Còn người nghĩa tế (con rể ) tên Võ Vĩnh Lộc , cưới con gái nuôi của ông tên (thị) Nghĩa , sau theo Lê Văn Khôi chống lại triều đình .Khi cuộc nổ dậy bị phá tan , vợ chồng Lộc đều bị bắt , bị giết …Nhà vua chỉ dụ cho Bộ Hình điều tra mối quan hệ giữa Lộc & ông …. Thời gian sau mọi việc được phơi bày .Tên Du phạm tội tố cáo gian , hắn bị cách chức , lãnh án lưu đày đi Cam Lộ .Và phần ông cũng không dính liếu gì với con rể trong vụ loạn tại thành Phiên An của họ Lê Nhưng chẳng hiểu sao nhàvua chẳng giải oan cho người có công đã khuất và phục hồi phẩm tước , quyền lợi cho con cháu ông …

Mãi đến ngày 25 tháng 7 năm Giáp Tý (1924) , vua Khải Định mới xét và chính thức truy phong TNH thành Thần “Đoan Tức Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần”. Hiện nay ông có đền thờ tại Thoại sơn và khu lăng mộ , đền thờ tại chân núi Sam , Châu Đốc (An Giang )Tính đến ngày ấy , nỗi oan mà anh linh TNH và con cháu ông gánh chịu đã 95 năm !…

http://www.125hht.com.vn

Chữ ký của mk@pro


****Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bài viết này!! ****



Về Đầu Trang Go down

Người Quảng Nam!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

mk@pro


mk@pro


Thông tin thành viên
Nữ
Tổng số bài gửi : 53
Được cảm ơn : 0
Ngày sinh : 21/01/1989
Tham gia : 15/10/2010
Tuổi : 35
Đến từ : Phú Thịnh - Phú Ninh


Liên hệ
Người Quảng Nam! Empty


Lê Thị Xuyến - Chủ tịch đầu tiên của hội Liên hiệp phụ nữ VN
Trải qua những chặng đường lịch sử, các thế hệ phụ nữ đất Quảng đã làm rạng danh truyền thống quê hương bằng những chiến công và thành tích lẫy lừng… Một trong những người như vậy là đồng chí Lê Thị Xuyến - Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Bà Lê Thị Xuyến - Chủ tịch đầu tiên của hội Liên hiệp phụ nữ VN

Đồng chí Lê Thị Xuyến quê xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, sinh năm 1909. Học xong bậc sơ học yếu lược ở trường Mỹ Hoà, trường nữ sinh Hội An, rồi trường nữ sinh Đồng Khánh (Huế). Năm 1928, vừa tốt nghiệp bậc Thành Chung vừa đỗ bằng sư phạm. Lê Thị Xuyến là phụ nữ đầu tiên ở Quảng Nam có được tấm bằng ấy và được giữ lại làm giáo viên của Trường Đồng Khánh.

Cuối năm 1928, Lê Thị Xuyến lập gia đình với Phan Thanh - một trí thức cách mạng nổi tiếng, quê làng Bảo An, nay thuộc xã Điện Quang, huyện Điện Bàn. Lúc này, Phan Thanh đang dạy học ở Hà Nội; sau đó Lê Thị Xuyến chuyển ra Hà Nội sống với chồng và tiếp tục dạy học ở các trường tư thục Sùng Đức, Hoài Đức (trường nữ) và trường Thăng Long (trường nam), đồng thời còn làm trợ lý cho chồng trong việc quản lý kinh tế của trường Thăng Long. Ngôi nhà số 165A, phố Hen ri D’Orle’ans (Đường Thành) của vợ chồng Xuyến - Thanh là đầu mối liên lạc của Đảng Cộng sản Đông Dương, đây là địa điểm lui đến thường xuyên của các đồng chí lãnh đạo của Đảng lúc bấy giờ như Trường Chinh, Phan Đăng Lưu, Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu, Đặng Thai Mai... Cũng tại đây diễn ra các cuộc họp bàn việc thành lập Hội truyền bá Quốc ngữ, vận động bầu Phan Thanh vào Viện Dân biểu Trung Kỳ (khoá III) và Hội đồng Kinh tế - Lý tài Đông Dương...

Một trong những nhiệm vụ đặt ra đối với những người yêu nước lúc này là phải chống nạn thất học cho người dân. Để đáp ứng yêu cầu đó, năm 1938, Hội Truyền bá Quốc ngữ được thành lập. Tuy không nằm trong Ban sáng lập và lãnh đạo Hội, song Lê Thị Xuyến tham gia các công việc của Hội một cách tích cực và được giao các nhiệm vụ thư ký, thủ quỹ, vận động gây quỹ, kiểm tra các lớp học ở Hà Nội và lúc này chưa phải là đảng viên, chưa thuộc tổ chức nào của Đảng, nhưng đồng chí hiểu rằng mình đã nằm trong guồng máy cách mạng, mỗi việc mình làm đều phục vụ cho sự nghiệp lớn lao của đất nước của dân tộc.

Sau khi Phan Thanh mất, một mình nuôi hai con nhỏ, lại xa gia đình hai bên, Lê Thị Xuyến phải trải qua những ngày tháng đầy khó khăn, vất vả. Một lần nữa nghị lực, ý thức tự lập đã giúp người phụ nữ Quảng Nam xa quê này vượt qua những lực cản của cuộc đời. Nhiều lúc Lê Thị Xuyến bị ốm nặng, tưởng chừng không qua khỏi và mỗi khi sức khỏe ổn định đã tích cực dạy học, làm thủ quỹ cho trường Thăng Long và tham gia hoạt động truyền bá Quốc ngữ. Ngôi nhà số 165 A, phố Hen ri D’Orle’ans vẫn là nơi liên lạc và làm việc của nhiều chiến sĩ cách mạng.

Tháng 5 năm 1945, Lê Thị Xuyến quyết định đưa cả gia đình về quê hương Quảng Nam. Theo chỉ thị của đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư của Đảng, đồng chí Trần Quốc Hương (Mười Hương) đến gặp Lê Thị Xuyến yêu cầu chuyển một số tài liệu: Chỉ thị Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta; Tuyên ngôn của Mặt trận Việt Minh; Mười chính sách của Mặt trận Việt Minh; Đề cương văn hóa Việt Nam... về Quảng Nam. Số tài liệu này sau đó được gia đình chuyển đến Mặt trận Việt minh tỉnh Quảng Nam (Mặt trận Trần Cao Vân) để in gửi cho Mặt trận Việt Minh các phủ, huyện trong tỉnh. Những ngày cách mạng tháng 8 sôi sục, Lê Thị Xuyến hăng hái tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở làng Bảo An, phủ Điện Bàn. Khởi nghĩa thắng lợi, đồng chí được cử làm Ủy viên Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời xã Bảo An, phụ trách cứu tế xã hội. Sau cách mạng, Đảng ta chủ trương thay đổi thành phần của Ủy ban nhân dân cách mạng các cấp theo hướng mở rộng, tiếp nhận các nhà tri thức tiến bộ vào cơ quan quản lý Nhà nước địa phương. Lê Thị Xuyến là một trong những tri thức được Ủy ban Nhân dân cách mạng Trung Bộ mời ra tham gia bộ máy chính quyền Trung Bộ và được cử giữ chức Ủy viên Ủy ban Nhân dân cách mạng Trung Bộ, phụ trách Nha cứu tế xã hội.

Tháng 01 năm 1946, Lê Thị Xuyến được Mặt trận Việt Minh tỉnh Quảng Nam giới thiệu ra ứng cử đại biểu Quốc hội khoá I (1946-1960) và đã trúng cử với số phiếu cao, trở thành một trong 15 đại biểu Quốc hội đầu tiên của tỉnh Quảng Nam và là một trong mười người nữ đầu tiên của cả nước được bầu làm đại biểu Quốc hội. Trúng cử Quốc hội, Lê Thị Xuyến trở lại Hà Nội và tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa I, là đại biểu nữ duy nhất được bầu vào Ban Thường trực Quốc hội, phụ trách Ủy ban Văn hóa Xã hội của Quốc hội. Sau đó, Lê Thị Xuyến liên tục là đại biểu Quốc hội các khoá II, III, IV, V và cũng được bầu làm Ủy viên Ban Thường vụ các khoá IV, V; Ủy viên Ban Văn hoá - Xã hội của Quốc hội.

Trong bối cảnh thù trong giặc ngoài đang điên cuồng chống phá, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương phải gấp rút thành lập Mặt trận thống nhất đoàn kết dân tộc để hình thành một lực lượng hùng hậu, chống lại âm mưu chia rẽ dân tộc Việt Nam. Mặt trận Liên việt - tiền thân của Mặt trận Tổ quốc được thành lập, Lê Thị Xuyến được cử vào Ban Thường trực Mặt trận. Theo sự chỉ đạo của Đảng, Lê Thị Xuyến cùng một số trí thức, công chức có tinh thần dân tộc thành lập Đảng Xã hội Việt Nam. Bấy giờ, Đoàn phụ nữ cứu quốc đang hoạt động mạnh nhưng mới chỉ thu hút chị em là công nhân, nông dân, chưa tập hợp được đông đảo các tầng lớp phụ nữ tri thức tiểu tư sản, tiểu chủ, điền chủ, tôn giáo, thành một lực lượng mạnh mẽ, rộng rãi nhằm đoàn kết thống nhất các tầng lớp phụ nữ đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng và giải phóng bản thân chị em. Do đó, giữa năm 1946, Lê Thị Xuyến cùng bà Nguyễn Khoa Diệu Hồng được Đảng giao nhiệm vụ tham gia Ban vận động sáng lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, nhằm mở rộng tập hợp các tầng lớp phụ nữ chưa đúng vào Hội phụ nữ cứu quốc. Đoàn phụ nữ cứu quốc sẽ là lực lượng nòng cốt của phong trào phụ nữ và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong Mặt trận Liên Việt.

Lấy danh nghĩa Bà Phan Thanh quả phụ một chiến sĩ cách mạng, hơn nữa với danh nghĩa là Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời là ủy viên Thường trực Mặt trận Liên Việt, đồng chí đã thâm nhập vào các đối tượng phụ nữ để đoàn kết tập hợp các tầng lớp phụ nữ tiêu biểu và cùng với các cán bộ phụ nữ chuyên nghiệp tiến hành tổ chức Đại hội thành lập Hội liên Hiệp phụ nữ.

Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 20 tháng 10 năm 1946, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ra mắt tại Quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội, đồng chí Lê Thị Xuyến được cử làm Hội trưởng lâm thời Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam , mở đầu giai đoạn đại đoàn kết các tầng lớp phụ nữ Việt Nam sẵn sàng tham gia vào nhiệm vụ chống giặc cứu nước. Với những hoạt động tích cực trên, ngày 20 tháng 7 năm 1947, Lê Thị Xuyến vinh dự được đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Đông Dương. Do được thử thách trong hoạt động thực tiễn, ngày được kết nạp vào Đảng cũng là ngày đồng chí trở thành đảng viên chính thức của Đảng. Tháng 8 năm 1948, đồng chí tham gia Đoàn Đại biểu

Tháng 4 năm 1950, tại Đại hội phụ nữ Toàn quốc lần thứ nhất, Đoàn phụ nữ cứu quốc đã hợp nhất vào Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, thành một tổ chức chính trị duy nhất của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam. Đồng chí Lê Thị Xuyến được cử làm Hội trưởng. Ngoài các nhiệm vụ trong Quốc hội, trong Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, đồng chí Lê Thị Xuyến còn là Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1946 – 1977); Phó Chủ tịch Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới Việt Nam (1952 – 1976); Ủy viên Ủy ban đoàn kết Á- Phi (1958 - 1988); Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban đoàn kết hữu nghị với các nước (1977 - 1983); ... đồng chí còn là Chủ nhiệm báo Phụ nữ Việt Nam trong những năm đầu báo mới thành lập và có thời gian phụ trách Nhà xuất bản Phụ nữ.

Từ một nhà giáo yêu nước trở thành một đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, được tín nhiệm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống bộ máy nhà nước, mặt trận, các hội đoàn thể từ địa phương cho đến Trung ương. Đặc biệt, đồng chí là một trong những cán bộ lãnh đạo đầu tiên và có thời gian công tác lâu nhất (32 năm) của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam kể từ khi thành hợp nhất các tổ chức phụ nữ thành hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.



Lê Năng Đông

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam

Chữ ký của mk@pro


****Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bài viết này!! ****



Về Đầu Trang Go down

Người Quảng Nam!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

Võ Quốc Vương


Võ Quốc Vương


Thông tin thành viên
Nam
Tổng số bài gửi : 126
Được cảm ơn : 4
Ngày sinh : 01/03/1991
Tham gia : 22/11/2010
Tuổi : 33
Đến từ : Tam Thành, Phú Ninh. Lớp 12A2, khóa 06-09.
Nghề nghiệp : Sinh Viên


Liên hệ
Người Quảng Nam! Empty


Cảm ơn bạn[email=mk@pro]mk@pro[/email] rất nhiều! Bạn đã đưa những thông tin ý nghĩa, mong bạn sẽ đóng góp cho diễn đàn nhiều hơn nữa.

Chữ ký của Võ Quốc Vương


****Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bài viết này!! ****



Về Đầu Trang Go down

Người Quảng Nam!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

Sponsored content




Thông tin thành viên


Liên hệ
Người Quảng Nam! Empty



Chữ ký của Sponsored content


****Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bài viết này!! ****



Về Đầu Trang Go down

Người Quảng Nam!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
* Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài.
Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trường THPT Trần Văn Dư :: Góc Quê Hương & Nhật Kí Tuổi Học Trò :: Góc Quê Hương -
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất